Tại sao lại là mạ niken hóa học chứ không phải mạ bằng phương pháp khác?
Niken là kim loại có màu trắng bạc, tính chất nổi bật là dễ rèn, dễ đánh bóng và cũng dễ cán mỏng. Niken thì không tan trong kiềm hay đa số axit.
Vì vậy, mạ niken hóa học là phương pháp tốt để chống oxy hóa bề mặt kim loại như sắt, thép, gang, nhôm, đặc biệt là đồng sử dụng trong các thiết bị điện, kệ sắt, may mặc và một số ngành công nghiệp.
Xem thêm: Mua Amoniac lỏng ở đâu - Ưu đãi tốt nhất
1. Mạ niken hóa học so với mạ kẽm

Mạ niken tạo nên một lớp ngoài tốt hơn những lớp phủ khác như mạ kẽm hay mạ thiếc vì có độ bám dính cao, độ cứng tốt, dẫn điện hiệu quả, không bong, không gỉ lại còn chống trầy xước nên khả năng bảo vệ bề mặt hiệu quả và bảo vệ các kim loại nền này khỏi bị ăn mòn khỏi tác động của ngoại cảnh.
Chính bởi vì lớp mạ tạo bởi hóa chất xi mạ niken khó bị bong tróc, nên việc mạ niken hóa học ngoài có tác dụng bảo vệ thì còn hữu dụng trong việc trang trí, làm tăng vẻ đẹp, sức hút cho nhiều đồ trang sức cá nhân và các dụng cụ, máy móc thiết bị.
2. Mạ niken hóa học so với các phương pháp mạ niken khác

+ Độ dày của lớp mạ được đồng đều, ngay cả trên những bề mặt chi tiết có hình dáng phức tạp thì hóa chất mạ bằng hình thức hóa học vẫn trải đều trên bề mặt sản phẩm.
+ Lớp mạ niken hóa còn có độ mịn tốt và độ cứng cao hơn.
+ Với công nghệ mạ hóa niken còn có thể hình lớp mạ kim loại trên bề mặt chất dẻo hoặc chất không dẫn điện khác.
+ Ngoài ra, mạ niken hóa học còn có tính năng hóa học, cơ khí và từ tính đặc biệt.
+ Quy trình mạ không cần nguồn điện, trên bề mặt chi tiết cũng không cần tiếp xúc dẫn điện.
Xem thêm:
- DUNG MÔI LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý VỀ DUNG MÔI?
- Ứng dụng của H3PO4? Mua hóa chất H3PO4 ở đâu và giá bao nhiêu?
Mạ niken hóa học như nào thì hiệu quả?
Do quá trình mạ niken hóa học dùng nhiều chất khử, vì vậy có thể căn cứ vào việc sử dụng chất khử khác nhau màu sẽ phân ra các loại mạ niken hóa học.
Để việc mạ niken hóa học diễn ra hiệu quả, ngoài việc lựa chọn hóa chất xi mạ niken phù hợp, phải đặc biệt chú ý khâu làm sạch sản phẩm trước mạ.
Xử lý bề mặt vật mạ theo phương pháp cơ học
- Xử lý bề mặt cho vật mạ treo: như mài nhẵn chải sạch và đánh bóng.
- Xử lý bề mặt cho vật mạ quay: các chi tiết được xử lý cơ học bằng xóc trong tang trống quay với bột mài hoặc bột đánh bóng.
Xử lý dầu mỡ trên bề mặt vật mạ theo phương pháp hóa học và điện hóa
- Rửa và tẩy mỡ sơ bộ bằng dung môi hữu cơ.
- Tẩy dầu mỡ bằng dung dịch kiềm.
- Tẩy dầu mỡ bằng phương pháp điện hóa
Tẩy gỉ
- Tẩy gỉ theo phương pháp hóa học.
- Tẩy gỉ theo phương pháp điện hóa
Sản phẩm đã được làm sạch bề mặt càng kỹ càng đảm bảo tốt nhất cho quá trình mạ niken. Ngoài ra, công đoạn mạ phủ hóa chất lên trên bề mặt sản phẩm cũng cần phải cực kỳ thận trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Chú ý một số yếu tố có thể ảnh hưởng sau:
- Độ pH: Trong quá trình mạ, kết tủa không ngừng tiến hành, làm cho pH không ngừng giảm đi, đổng thời tốc độ kết tủa giảm xuống. Trong dung dịch tính axit. nếu pH < 3, ion Ni+2 không bị khử tách ra. Hàm lượng p trong lớp mạ cũng thay đổi theo sự thay đổi của pH.
- Nhiệt độ: Trong dung dịch mạ niken hóa học, nhiệt độ phải cao hơn 50°c mới hình thành lớp mạ. Nhiệt độ thao tác khí mạ niken hóa học tính axit, chất khử là NaH2P02 thường là 85 – 95°c. Nếu quá cao, dung dịch không ổn định, dễ bị phân hủy, nếu nhiệt thấp, phản ứng không tiến hành. Hiệu suất kết tủa lớp mạ tăng lên theo nhiệt độ, hàm lượng p trong lớp mạ giám đi khi nhiệt độ tăng lên.
- Tạp chất: Dung môi tẩy dấu. dầu mỡ axit và tạp chất khác …làm cho lớp mạ có vằn hoặc vệt, độ bám chắc không tốt, ảnh hưởng tới chất lượng lớp mạ.
Một số sự cố và cách khắc phục khi tiến hành mạ niken hóa học