Nên mạ kẽm theo phương pháp nào? một số lỗi thường gặp khi mạ kẽm
Tác giảAdministrator
Có nhiều phương pháp mạ kẽm nhưng phương pháp nào hiệu quả nhất, phương pháp nào tiết kiệm nhất, ưu nhược điểm của mỗi phương pháp là gì?

Có nhiều phương pháp mạ kẽm nhưng phương pháp nào hiệu quả nhất, phương pháp nào tiết kiệm nhất, ưu nhược điểm của mỗi phương pháp là gì? Trong quá trình mạ kẽm hay có những lỗi nào và nguyên nhân tại sao? đây là những thắc mắc mà chúng tôi nhận được mỗi ngày từ phía khách hàng. Vậy nên hôm nay, hóa chất Việt Quang sẽ giúp bạn giải quyết hết những vấn đề trên nhé.

Mạ kẽm là gì?

mạ kẽm

Mạ kẽm là hình thức mạ một lớp kẽm lên bề mặt kim loại nhằm tạo một lớp bảo vệ cho bề mặt cho chống lại khả năng ăn mòn, hoen gỉ dưới tác động theo thời gian của ngoại cảnh giúp nâng cao chất lượng và vẻ đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm.

Xem thêm: Axitnitric- (HNO3) là gì? Ứng dụng chính và [LƯU Ý] về HNO3

Các phương pháp mạ kẽm

Có 3 phương pháp thường được sử dụng là phương pháp mạ lạnh, điện phân, mạ nhúng nóng. Cụ thể:

1. Phương pháp mạ kẽm lạnh

Là phương pháp phủ một lớp mạ kẽm lỏng tương tự như sơn ở nhiệt độ bình thường. phương pháp này sử dụng áp dụng khí nén để thổi dung dịch lỏng thành chùm các hạt kẽm bắn vào bề mặt kim loại cần xi mạ. Khi đó, trong dung dịch mạ kẽm cùng với phụ gia sẽ bám chắc chắn vào bề mặt kim loại và chúng sẽ khô cứng lại trong vài giờ sau đó.

mạ kẽm lạnh

Ưu điểm: Là giải pháp tối ưu để xi mạ thi công cho những vật liệu kim loại ngoài công trường.

Nhược điểm: không phổ biến

2. Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng

Là phương pháp phủ lên bề mặt kim loại cần mạ một lớp kẽm. Trong quá trình nhúng kim loại vào bể chứa kẽm nóng chảy sẽ tạo thành lớp kẽm bảo vệ toàn bộ bề mặt sản phẩm.

Đây là phương pháp chống gỉ phổ biến nhất hiện nay. Trong quá trình mạ kẽm, kim loại sẽ được nấu thành hợp kim với chất nền.Vì thế lớp kẽm mạ sẽ không  bao giờ bị tróc ra như khi dùng sơn, là một lớp bảo vệ vĩnh cửu cho chất nền.

mạ kẽm nhúng nóng

Ưu điểm:

- Mạ được toàn bộ sản phẩm, lớp mạ dày

- Lớp kẽm bám bền hơn

Nhược điểm: Giá thành cao, lớp kẽm phủ trên bề mặt sản phẩm không sáng bóng đẹp bằng mạ điện phân. Đôi khi làm sản phẩm mạ bị cong vênh do tác động của nhiệt khi nhúng kẽm.

Xem thêm: Hệ thống xử lý nước trong tháp giải nhiệt

3. Phương pháp mạ điện phân

Đây là phương pháp mạ điện phân nhằm tạo sự kết tủa trên bề mặt kim loại nền một lớp kim loại mỏng có tác dụng trong việc chống ăn mòn, làm tăng tính dẫn điện, tăng kích thước và tăng độ cứng bề mặt cho kim loại nền một cách hiệu quả.

mạ kẽm điện phân

Ưu điểm:

- Tính thẩm mỹ cao

- Giá thành rẻ

- Không làm cong vênh sản phẩm mạ

Nhược điểm:

- Chỉ mạ được mặt ngoài sản phẩm

- Lớp kẽm bám không bền bằng mạ kẽm nhúng nóng.

Trong 3 phương pháp mạ kẽm kể trên, phương pháp mạ kẽm nhúng nóng và phương pháp mạ điện phân là 2 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Tùy theo mục đích sử dụng của vật được mạ mà lựa chọn phương pháp xi mạ khác nhau để đem lại hiệu quả cao nhất với mức chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên trong quá trình mạ kẽm, cần chú ý quan sát để tránh xảy ra một số lỗi cơ bản.

Một số lỗi thường gặp khi mạ kẽm

Trong khi tiến hành mạ kẽm, đôi khi chúng ta mắc phải một số lỗi rất cơ bản mà nhiều khi không để ý. Dưới đây là một số lỗi thường gặp cũng như nguyên nhân của nó.

Trong trường hợp mạ kẽm hệ axit:

  • Lớp hóa chất xi mạ tối và giòn: nguyên nhân là do thiếu bóng, dung dịch không được cân bằng, hoặc do thừa bóng nên làm cho lớp mạ trở nên giòn, dễ bong tróc.
  • Lớp mạ bị rỗ và nhám: do dung dịch không cân bằng, thiếu chất thấm ướt.
  • Lớp mạ bị tối và cháy: nguyên nhân là do nồng độ kim loại thấp nên cũng có ảnh hưởng đến kết quả xi mạ đáng kể.
  • Lớp mạ có màu nâu: trường hợp này do thừa chloride, do nhiệt độ thấp và chất bóng không cần bằng trong dung dịch mạ.
  • Độ phủ kém: Do độ pH trong dung dịch mạ thấp, hoặc thừa lượng Zn.
  • Lớp mạ tối: do dung dịch hóa chất xi mạ đã bị nhiễm tạp chất kim loại như bị nhiễm kim loại sắt.
  • Lớp mạ xù xì, có gai: lỗi này là do độ pH cao, do hóa chất bị nhiễm tạp chất sẽ làm cho bề mặt vật liệu xi mạ có hiện tượng xù xì, có gai trên bề mặt.
  • Lớp mạ có đốm: do dòng điện mạ quá cao, tốc độ quay chậm và do dung dịch bị nhiễm sắt.
  • Hiệu suất thấp: do nhiệt độ thấp, nồng độ kim loại thấp và do dung dịch mạ không cân bằng.

Trường hợp mạ kiềm:

  • Lớp mạ mờ: do độ bóng, dẻo trong dung dịch thấp, nồng độ Zn thì cao, bề mặt vật liệu cần mạ không được xử lý và tẩy sạch, nhiệt độ mạ không phù hợp hoặc do bể mạ đã bị nhiễm tạp chất.
  • Cháy ở mật độ dòng cao: trường hợp này là do nhiệt độ thấp, nồng độ kiềm thấp, dòng điện thì cao, do nồng độ nguyên liệu quá cao hoặc quá thấp.
  • Lớp mạ bị mờ ở mật độ dòng cao: nguyên nhân là do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, nồng độ kiềm thấp, hóa chất bị nhiễm tạp chất hoặc do bề mặt vật liệu tẩy rửa không sạch.
  • Lớp mạ xù xì và gai: do bộ lọc kém, mật độ dòng cao, do nguyên liệu andode thấp hoặc do hóa chất bị nhiễm tạp chất.
  • Lớp mạ bị rộp và bám dính kém: do bề mặt vật liệu mạ không được xử lý sạch trước khi mạ, nhiệt độ mạ thấp, hóa chất bị nhiễm tạp chất hữu cơ, bể chứa kẽm không phù hợp.

Xem thêm: 5 cách tẩy gỉ sét trên inox hiệu quả

Kết luận

Trên đây là thông tin về các phương pháp mạ kẽm. Hóa chất Việt Quang hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm được phương pháp mạ kẽm phù hợp cho doanh nghiệp của mình, cũng như biết được 1 số sai lầm thường gặp để từ đó có cách giải quyết hợp lý nhất. 

Mọi thắc mắc về hóa chất xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Hóa chất Việt Quang với hơn 15 năm kinh nghiệm đảm bảo cung cấp cho bạn những sản phẩm tốt nhất với mức giá cạnh tranh và thời gian giao hàng hỏa tốc.

tham khảo thêm các bài viết khác tại hóa chất Việt Quang