Thời điểm mùa hạ, nắng nóng kéo dài, sự oi bức, ngột ngạt như muốn thách thức sức chịu đựng của con người. Lúc này, hệ thống điều hoà, đặc biệt là điều hoà trong xe hơi sẽ trở nên rất cấp thiết. Đây là một công cụ hỗ trợ, giúp con người cảm thấy thoải mái hơn trong suốt khoảng thời gian rong ruổi trên đường. Hiện nay, tại Việt Nam, phần lớn người dùng chỉ quan tâm đến việc khai thác các chức năng của xe, công năng của các thiết bị trong xe mà không chú trọng đến việc vệ sinh, bảo dưỡng chúng thường xuyên. 
Cũng như hầu hết các bộ phận khác trên xe, hệ thống điều hoà  là một trong những bộ phận cần được chú trọng. Với khí hậu nhiệt đới, gió mùa, độ ẩm cao nên sau một thời gian sử dụng, những tác nhân môi trường như: bụi bẩn, hơi nước, nấm mốc,... tích tụ lâu ngày tạo nên màng chắn trên bề mặt. Điều này làm giả hiệu quả làm mát, giảm lưu thông luồng gió ở không gian trong xe. Không những vậy, chúng còn gây mùi ẩm mốc, khó chịu, ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp của người dùng, làm điều hoà bị kêu khi chạy, mất đi độ êm ái ban đầu,... Vì vậy, chúng ta cần chú ý, quan tâm bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống điều hoà trên xe thường xuyên.
Cùng tìm hiểu cách vệ sinh điều hoà với Hoá chất Việt Quang qua bài viết này, bạn nhé!

1. Cấu tạo của hệ thống điều hoà xe ô tô

Cũng giống như hệ thống điều hòa trong các hộ gia đình, một hệ thống điều hoà ô tô cơ bản sẽ gồm một số bộ phận sau: 
  • Dàn lạnh: đây là bộ phận tiếp nhận không khí trực tiếp từ khoang lái, cabin trong xe. Sau đó, chúng chuyển không khí cùng với môi chất làm lạnh (chất tải lạnh) thành dạng khí và chuyển chúng xuống máy nén.
  • Dàn nóng: Đây là bộ phận có vai trò nén chất tải lạnh về dạng lỏng và nén tăng áp suất của chúng.
  • Bộ lọc khô: Đây là bộ phận có chức năng hút sạch độ ẩm ở trong môi chất ngay khi chúng được đẩy ra khỏi dàn nóng của máy lạnh.
  • Máy nén: Đây là bộ phận hoạt động dựa trên nguyên lý của một máy bơm chuyên dụng, nó giúp tuần hoàn chất tải lạnh trong toàn bộ hệ thống. Đồng thời,đây là bộ phận giúp chuyển trạng thái của môi chất từ dạng khí sang dạng lỏng và tăng áp suất của môi chất trước khi đưa chúng vào dàn nóng.
  • Van giảm áp: Chúng còn có tên gọi khác là van tiết lưu. Đây là bộ phận có chức năng làm giảm áp suất của chất tải lạnh. Từ đó sinh hơi mát để thổi ra ngoài.

2. Cách vệ sinh điều hoà ô tô

Vì đặc thù của bộ phận máy lạnh của ô tô nằm sâu bên trong nên hiện nay, có hai phương pháp chính để vệ sinh bộ phận này. Các phương pháp đó là:
  • Dùng dụng cụ xịt chuyên dụng: cách này tuy đơn giản, tiện lợi nhưng không có khả năng làm sạch toàn bộ bụi bẩn, ẩm mốc, mùi khó chịu trên ô tô.
  • Tháo rời toàn bộ các bộ phận: Phương pháp này có thể vệ sinh, làm sạch toàn bộ các bộ phận của ô tô. Tuy nhiên, vì cấu tạo và vị trí sắp xếp của các bộ phận này khá phức tạp nên khá mất thời gian và công sức trong việc tháo dỡ, lắp đặt các bộ phận.
Sau khi tháo rời, ta lần lượt đi vệ sinh từng bộ phận của hệ thống làm lạnh trong ô tô:

2.1. Vệ sinh bộ phận lọc gió của điều hoà ô tô

Bộ phận lọc gió điều hoà ô tô hay còn gọi là Cabin Filter. Đây là bộ phận làm nhiệm vụ lọc các bụi bẩn, dị vật ở trong môi trường không khí trước khi chúng đi vào hệ thống điều hoà. Chính vì vậy, sau một thời gian dài hoạt động, bộ lọc này sẽ bị bám đầy bụi bẩn. Từ đó, làm giảm hiệu quả lọc, thậm chí gây  tắc nghẽn màng lọc. Hệ thống lọc gió ô tô bị bẩn không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí, hoạt động của hệ thống điều hoà, mà còn chính là nguyên nhân gây nên mùi khó chịu trong điều hoà ô tô.
Để đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống. Chúng ta nên vệ sinh bộ lọc gió điều hoà thường xuyên, định kỳ sau khoảng 5000km vận hành để đảm bảo chất lượng không khí trong lành và sự hoạt động hiệu quả của hệ thống.
Để làm sạch bộ phận lọc gió, chúng ta nên dùng vòi xịt hơi để thổi sạch hết bụi bẩn, nên xịt theo thứ tự từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới.
Chú ý không được làm sạch bộ phận này bằng nước, không được sử dụng cọ, chổi hay những vật sắc, nhọn để làm sạch lọc gió vì điều này sẽ khiến lớp màng của lọc gió bị rách, từ đó mất tác dụng lọc không khí.

2.2. Vệ sinh quạt gió của dàn lạnh điều hòa trong ô tô

Giống như tất cả các loại điều hòa không khí thông thường, điều hòa không khí trong ô tô có một hệ thống các quạt gió nằm phía trong dàn lạnh. Sau một khoảng thời gian dài làm việc, hệ thống quạt gió này rất dễ bị bám bụi bẩn, điều này làm giảm hiệu quả hoạt động của chúng và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng gió thổi ra. Vì vậy,  cần vệ sinh quạt gió điều hòa định kỳ.

2.2.1. Cách tháo quạt gió dàn lạnh

Quạt gió dàn lạnh có vị trí ở khu vực dưới taplo phía bên ghế phụ (đây là khu vực để chân). Về cấu tạo của bộ phận này, có chốt để mở phần nhựa ở dưới hộp đựng đồ của taplo bên ghế phụ. Chúng ta chỉ cần mở các chốt này, sau đó mở ốp nhựa là sẽ nhìn thấy quạt gió ở bên trong. Một việc cần lưu ý trước khi lấy quạt gió là chúng ta cần tháo chốt dây điện và phải mở các ốc dùng để cố định.

2.2.2. Cách vệ sinh quạt gió dàn lạnh

Do chất liệu quạt gió được làm bằng nhựa nên chúng ta có thể vệ sinh bằng cách xịt rửa trực tiếp với nước. Tuy nhiên, trong quá trình xịt rửa,  chúng ta chỉ nên rửa phần cánh quạt màu trắng, không được nhúng toàn bộ quạt gió vào nước, tránh hư hại, chập cháy phần mạch điện tử trong quá trình sử dụng sau này. Sau khi rửa sạch, chú ý  làm khô hoàn toàn. Sau đó lắp lại quạt gió vào vị trí cũ.

2.3. Vệ sinh bộ phận cửa gió dàn lạnh ô tô

Cửa gió ( miệng gió) trong hệ thống điều hoà ô tô là bộ phận có chức năng điều tiết hướng gió thổi vào khoang cabin, không gian trong xe. Giống như các chi tiết khác, sau một thời gian hoạt động, cửa gió cũng bị bám bụi bẩn.

2.3.1. Cách vệ sinh cửa gió điều hòa ô tô

Với cấu tạo đơn giản, vị trí nằm ngoài cùng của hệ thống máy lạnh thì việc vệ sinh cửa gió điều hoà ô tô không hề phức tạp. Nhưng cần lưu ý trong quá trình vệ sinh vì thiết kế của cửa gió là những thanh ngang xếp song song với nhau và khoảng cách giữa hai thanh ngang khá nhỏ.
Có thể dùng máy hút bụi ô tô mini hoặc chai vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh bộ phận này. Sau khi vệ sinh, lau lại bằng khăn ẩm rồi lau khô.

2.4. Vệ sinh bộ phận dàn lạnh ô tô

Vì vị trí nằm sâu phía trong bảng taplo nên việc kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ cho giàn lạnh là điều không hề đơn giản. Phương pháp truyền thống, hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến để vệ sinh giàn lạnh. Khi sử dụng phương pháp này, người sửa chữa sẽ phải tháo dỡ toàn bộ hệ thống bảng táp-lô kèm theo nhiều chi tiết phức tạp với thời gian tháo lắp kéo dài từ 4 đến 6 giờ đồng hồ. Việc kéo này phần nào ảnh hưởng tới độ bền, chắc của các chi tiết trên bảng taplo. Một phương pháp khác là sử dụng bình xịt. Tuy nhanh gọn, tiện dụng nhưng hiệu quả làm sạch của phương pháp này chưa cao vì nó chỉ có tác dụng khử mùi tạm thời, không có khả năng loại bỏ hoàn toàn những bụi bẩn tích tụ lâu ngày và bám chặt trên giàn lạnh.

2.5. Cách tự vệ sinh máy lạnh đơn giản

Như chúng ta tìm hiểu ở trên, việc vệ sinh máy lạnh trong xe ô tô không  phải là dễ nhưng chỉ cần cẩn thận thì chúng ta hoàn toàn có thể tự tay làm được ngay tại nhà.
  • Bước 1: Thực hiện tháo hộc chứa đồ ở trước mặt ghế phụ để tìm thấy và làm sạch quạt gió. Trong quá trình tháo dỡ cần cẩn thận để tránh làm hỏng các phụ kiện và bộ phận của xe. 
  • Bước 2: Sau khi tháo dỡ các bộ phận phía ngoài, tiến hành vệ sinh các bộ phận đó bằng cọ rửa. Chú ý bụi bẩn ở phía rãnh và khe để vệ sinh sạch hoàn toàn các bộ phận như: quạt gió, cửa gió,...
  • Bước 3: Sau khi tháo lắp và vệ sinh các bộ phận ở phía ngoài. Tiến hành vệ sinh giàn lạnh phía trọng. Đầu tiên, tiến hành mở nắp mặt nạ ở phía trước, sau đó rút lưới lọc ra và bắt đầu làm sạch lưới lọc. Có thể làm sạch lưới lọc bằng cách dùng bàn chải đánh dưới nước hay một cách khác là dùng vòi phun áp lực mạnh để đánh bay bụi bẩn. 
  • Bước 4: Khi làm sạch mặt nạ của dàn lạnh, có thể kết hợp dung dịch làm sạch và bộ phun chuyên dụng. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng hóa chất SPA - 200 của chúng tôi.
Với thành phần chứa chất ức chế ăn mòn kim loại, SPA - 200 không gây ăn mòn hệ thống thiết bị, không gây nguy hiểm cho người  sử dụng và thân thiện với môi trường. Khi sử dụng để vệ sinh két làm mát, chúng ta có thể pha với tỷ lệ 3 - 5%. Sau đó cho một lượng vừa đủ dung dịch này vào súng chuyên dụng và phun dưới áp lực lớn để làm sạch bộ phận này.
  • Bước 5: Một ống dẫn được luồn qua khe hở ở phía bên trong dàn lạnh hoặc quạt gió để thực hiện quá trình làm sạch dàn lạnh. Xịt hóa chất qua ống, dưới áp lực cao, bụi bẩn được loại bỏ.
Kết luận: Vệ sinh hệ thống máy lạnh ô tô là một công việc không khó nhưng đòi hỏi tính cẩn thận, tỷ mỉ. Chúng ta có thể tìm hiểu và đưa ra biện pháp phù hợp nhất với mình để việc làm sạch xe trở nên an toàn và hiệu quả nhất.
Nếu có thắc mắc gì liên quan đến hóa chất xử lý cặn bẩn của hệ thống làm lạnh trong xe hơi, hãy Liên hệ 0961.324.189  ngay để được Hóa chất Việt Quang tư vấn và hỗ trợ, bạn nhé!