Lò hơi công nghiệp hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong các nhà máy. Trong quá trình sử dụng lò hơi thường gây ra hiện tượng tích tụ, đóng cặn trong lò. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất, tăng mức sử dụng năng lượng và giảm tuổi thọ thiết bị. Vì vậy chúng ta cần vệ sinh lò hơi công nghiệp định kỳ để đảm bảo lò hơi công nghiệp hoạt động ổn định, an toàn hiệu.
Bài viết dưới đây Việt Quang sẽ cùng các bạn tìm hiểu cách vệ sinh lò hơi công nghiệp nhé.
Cáu cặn của lò hơi được hình thành như thế nào?
Cáu cặn lò hơi là cặn gây ra khi một hợp chất kết tủa trong nước do hàm lượng đã vượt quá khả năng bị nước hòa tan. Cáu cặn là kết tủa của các ion canxi và magie kết hợp với hidrocacbonat, sau một thời gian sẽ hình thành các lớp cặn cứng. Điều này cản trở quá trình truyền nhiệt và có thể gây ra các điểm nóng. Dẫn đến quá nhiệt cục bộ.
Các chất gây ô nhiễm nước cấp phổ biến có thể hình thành cặn nồi hơi bao gồm canxi ,magiê ,sắt ,nhôm và silica. Cặn được hình thành bởi các muối có độ hòa tan hạn chế, không hoàn toàn không hòa tan trong nước lò hơi. Các muối này bị lắng đọng và kết tủa.

Cáu cặn trong lò hơi
Cặn cacbonat thường ở dạng hạt và đôi khi có bản chất rất xốp. Các tinh thể của canxi cacbonat lớn nhưng thường được làm mờ cùng với các hạt phân chia mịn của các vật liệu khác với quy mô trông dày đặc và đồng nhất.
Các muối sunphat cứng hơn và đặc hơn nhiều so với lắng đọng cacbonat vì các tinh thể nhỏ hơn và kết dính với nhau chặt chẽ hơn. Muối Sulphate giòn,không dễ vỡ thành bột.
Trầm tích silica cao rất cứng, giống như sứ. Tinh thể của silica cực kỳ nhỏ, tạo thành vảy rất dày đặc và không thấm nước. Vảy này cực kỳ giòn và thường có màu rất nhạt.
Cặn sắt do bị oxy hóa nên có màu rất sẫm. Các cặn sắt trong nồi hơi thường có từ tính.
Nếu không được kiểm soát, việc đóng cặn sẽ làm giảm dần hiệu suất của lò hơi bằng cách làm chậm nhiệt, hoạt động như một chất cách điện. Cuối cùng, cặn tích tụ sẽ làm cho ống quá nóng và bị vỡ. Nói chung, cặn nồi hơi có thể làm giảm hiệu suất vận hành, gây hư hỏng nồi hơi, gây ra sự cố nồi hơi đột xuất.
Các phương pháp tẩy cáu cặn lò hơi
Phương pháp tẩy cặn cơ học
Là phương pháp dùng nước rửa, dùng bàn chải sắt thép, làm phẳng. xẻng, vv để lấy cáu cặn. Phương pháp tẩy cặn cơ học hoạt động đơn giản và hầu hết được sử dụng cho các lò hơi công nghiệp nhỏ. Nhưng đối với những nồi hơi công nghiệp lớn thì không thể sử dụng phương pháp này vì hiệu quả tẩy cặn tương đối kém, tốn thời gian, công sức và dễ làm hỏng thân nồi hơi.
Phương pháp làm sạch bằng hoá chất
Là phương pháp làm sạch lò hơi bằng hoá chất tẩy cáu cặn. Những nồi hơi công nghiệp hiện nay hầu hết sử dụng phương pháp này vì có tính hiệu quả tẩy cặn cao, không tốn thời gian công sức và không gây ăn mòn nồi hơi.
Hướng dẫn tẩy cáu cặn bằng hoá chất SPA-200
SP – A200 có tính acid và có tác dụng tẩy sạch các cặn cacbonat của Canxi, Magie, gỉ, sét, … làm sạch đường ống, tăng hiệu quả truyền nhiệt, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả kinh tế cao.
Thành phần của SP – A200 chứa chất ức chế ăn mòn kim loại, do vậy không ăn mòn hệ thống thiết bị . SP – A200 không nguy hiểm với người sử dụng, thân thiện với môi trường.

Hoá chất SPA-200
Đặc tính hoá lý
Trạng thái: chất lỏng không màu hoặc vàng nhẹ.
Mùi: mùi hắc nhẹ
pH (dd 5%): < 4,0
Khối lượng riêng, g/ml : 1,05 – 1,25
Pha chế, vận hành
Xả sạch nước có trong hệ thống
Bơm nước sạch vào hệ thống tuần hoàn 30 phút, xả sạch.
Bơm nước sạch vào hệ thống, bổ sung SP – A200 theo tỷ lệ:
+ Tỷ lệ pha, (%,w/v) : 10 (5 ÷ 15)
+ Nhiệt độ (0C) : 40 (30 ÷ 55)
+ Thời gian (giờ) : 6 (4 ÷ 8)
+ pH : < 4,0 (0 ÷ 4)
Chạy tuần hoàn bởi bơm chịu hóa chất.
Trong quá trình tẩy rửa cần kiểm tra pH định kỳ 1 giờ 1 lần, nếu pH ≥ 4 thì thải một
1/5 – 1/4 thể tích dung dịch tẩy, bổ sung thêm nước sạch tương ứng, và bổ sung SP-A200 theo định lượng. Lặp lại quá trình này cho đến khi bề mặt đường ống thiết bị sạch gỉ/cặn. Trường hợp pH nhỏ hơn 4 mà hiệu suất tẩy vẫn kém đi thì thực hiện biện pháp tương tự như trên. Thời gian tẩy cặn sẽ thay đổi tùy theo lượng cặn bám cũng như khả năng gia nhiệt thực tế.
Chú ý: Trường hợp cặn quá dày hoặc thiết bị quá lâu chưa tẩy và trong quá trình tẩy mà pH>= 4 mà có nhiều mảng cặn bong ra hoặc thiết bị vẫn còn nhiều cặn thì nên thay bể mới để quá trình tẩy được hoàn thiện.
BẢNG THEO DÕI TẨY CÁU CẶN

V : thể tích làm việc
L : số lần bổ sung, cách nhau 1 giờ
Kết thúc quá trình xử lý, thu gom nước thải ra 1 khu vực riêng
Trung hoà SP - N200
Tỷ lệ pha (% kl) : 3
Nhiệt độ (0C) : 50 (sẽ hiệu quả hơn)
Tuần hoàn hệ thống (giờ) : 1
Sau đó xả ra hệ thống để trung hoà trực tiếp với nước thải của quá trình tẩy cáu cặn
bằng SP – A200 trước khi xả ra môi trường, điều chỉnh pH về môi trường trung tính
rồi mới thải ra khu vực xử lý thải chung.
Chạy nước sạch tuần hoàn 30 phút ÷ 1 giờ.
Có thể chạy nước sạch tuần hoàn thêm 1 lần nữa (tốt hơn)
Những lưu ý khi sử dụng hoá chất SPA-200
- Hóa chất tẩy hoá chất SPA-200 mang tính acid vì vậy cần tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh môi trường cơ sở như găng tay cao su, kính, khẩu trang, ủng, quạt thông gió.
- Xử lý các trường hợp tai nạn:
Tiếp xúc vào da, tay, quần áo : thay quần áo ngay, rửa sạch dưới vòi nước 15 phút.
Tiếp xúc qua mắt : tháo kính áp tròng, xả nhẹ nước sạch 15 phút, nghỉ ngơi, cần sự tư vấn của Bác sĩ.
Tiếp xúc qua đường hô hấp : cần ra chỗ thông thoáng, nếu khó thở, cho thở khí oxy và gặp Bác sĩ.
Tiếp xúc qua miệng : uống nhiều nước, không được cho bất cứ vật gì vào họng khi bệnh nhân ngất xỉu, gặp Bác sĩ.
Tổng kết
Hi vọng qua bài viết bạn có thể thêm thông tin về hóa chất hoá chất SPA-200 và có thể lựa chọn được phương pháp tẩy cáu cặn phù hợp với mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về hoá chất tẩy cáu cặn thì hãy liên hệ hotline: Ms Yến 0967 588 971 để được hoá chất Việt Quang giải đáp một cách nhanh nhất.