Màng RO xuất hiện tình trạng cáu cặn là một hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ hệ thống lọc RO nào. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, làm giảm tuổi thọ của thiết bị và tăng chi phí vận hành. Trong bài viết này, Hoá chất Việt Quang xin cung cấp thêm thông tin về cáu cặn màng RO: nguyên nhân, giải pháp xử lý hiệu quả tình trạng này.
1. Khái niệm về công nghệ RO.
RO (Reverse Osmosis) thường được hiểu là công nghệ lọc nước mà trong đó có sử dụng màng lọc tinh vi với những kẽ hở siêu nhỏ chỉ khoảng 0.001micron, với khả năng lọc đến kích thước ion, nguyên tử, để có thể sản xuất ra nguồn nước siêu tinh khiết.
2. Ưu điểm công nghệ RO.
Công nghệ RO giúp loại bỏ đến 99.9% vi khuẩn tồn tại trong nước. Nhờ công nghệ này, người dùng có thể được sử dụng nguồn nước đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe.
Công nghệ thẩm thấu ngược (RO) giúp loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật, kim loại nặng...có trong nước. Đây là một trong các bước để xử lý nguồn nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn nước đầu vào: nước giếng, nước ao, hồ, sông, suối...
Công nghệ này là thành tựu khoa học tiến bộ, tiên tiến nhất hiện nay, với sự vượt trội hơn những công nghệ hiện hành: công nghệ sơ lọc, công nghệ siêu lọc, công nghệ tinh lọc.
3. Cơ chế hoạt động của công nghệ RO
Các thiết bị lọc nước sử dụng công nghệ RO hoạt động theo cơ chế thẩm thấu ngược. Theo cơ chế này, các hạt phân tử, nguyên tử, ion,... có kích thước lớn hơn kích thước màng lọc sẽ bị giữ lại. Trong hệ thống lọc RO, một máy bơm nước được dùng để tạo áp lực, giúp dòng nước có thể chảy qua màng lọc và giữ lại các loại cặn không được hòa tan hay có kích thước lớn.
Nguồn nước muốn sử dụng công nghệ RO phải được xử lý sơ bộ bằng quá trình khác, điều này giúp loại bỏ cặn bẩn có kích thước lớn, tránh làm tổn hại, tắc màng RO.
Theo một cách hiểu khác, cơ chế lọc RO hoạt động dựa trên nguyên tắc chuyển động của các phân tử nước dưới áp lực nén của bơm cao áp để có thể tạo ra dòng nước mạnh, đưa các thành phần hóa học, kim loại, tạp chất cùng với dòng nước thải ra ngoài. Các nghiên cứu cho thấy: cứ 40 lít nước thô sau khi lọc sẽ cho ra 10 hoặc 15 lít nước có thể uống trực tiếp, phần còn lại được sử dụng cho các nhu cầu khác như tưới tiêu, giặt giũ...
Hiện nay, các loại máy lọc nước trên thị trường đều đang được sử dụng công nghệ RO. Các loại máy này có từ 5 lõi lọc, 9 lõi lọc hay 10 lõi lọc nước.
4. Nguyên nhân hình thành cáu cặn màng RO
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cáu cặn hình thành trong màng RO. Nhưng phổ biến nhất là do sự hình thành của các kết tủa của muối ít tan và không tan sinh ra trong quá trình làm việc.
Nước chưa qua xử lý RO thường chứa nhiều cation kim loại như Na+, Ca2+, Fe2+,... và các anion CO3-, NO3-, Cl-,... Trong quá trình hoạt động của máy lọc, các ion sẽ gặp và phản ứng với nhau, sinh ra các muối ít tan như CaCO3, MgCO3, CaF2,... Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng cặn màng RO.
5. Vì sao nên vệ sinh màng RO thường xuyên?
Sự hình thành cặn trên màng lọc RO sẽ khiến cho hoạt động của hệ thống bị ảnh hưởng khá lớn. Cáu cặn tích tụ trên màng sẽ khiến áp suất lọc tăng lên, điều này làm giảm hiệu suất thấm qua lớp màng RO, điều này có thể làm giảm chất lượng nước sau quá trình lọc.
Hơn nữa, khi áp suất lọc tăng lên đến một mức độ nào đó vượt quá giới hạn chịu đựng của màng, có thể gây thủng màng, giảm tuổi thọ của màng. Điều này làm tăng chi phí vận hành, chi phí sửa chữa và bảo trì hệ thống.
6. Một số biện pháp chống cáu cặn thường dùng
6.1. Sử dụng hệ thống RO đạt chuẩn
Trong hệ thống lọc RO, khi lượng ion có khả năng kết hợp với nhau để tạo kết tủa vượt ngưỡng giới hạn, thì sẽ sinh ra kết tủa đọng lại trên màng. Những thiết kế hệ thống RO đạt chuẩn sẽ duy trì nồng độ của các ion này ở dưới ngưỡng bão hoà để cản trở hiện tượng kết tủa xảy ra.
6.2. Áp dụng phương pháp axit hóa
Phần lớn kết tủa sẽ bị hoà tan trong môi trường axit. Vì vậy, người ta sẽ tạo môi trường axit cho nguồn nước bằng cách thêm axit vào trong nước. Tuy nhiên, biện pháp này rất hạn chế vì không thể sử dụng trong lọc nước phục vụ cho sinh hoạt. Phương pháp này chỉ là một biện pháp phụ trợ, khi sử dụng cần áp dụng đồng thời với các biện pháp khác.
6.3. Xử lý sơ bộ nước đầu vào
Đây là phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong công nghệ lọc nước hiện nay. Phương pháp này dựa trên phản ứng trao đổi ion để thay thế các cation tạo muối không tan thành các cation tạo muối tan trong nước.
6.4. Sử dụng hóa chất chống cáu cặn màng RO chuyên dụng
Hiểu được vai trò của hệ thống lọc RO và những tổn hại của màng lọc RO khi xuất hiện cáu cặn, Việt Quang đã nghiên cứu và đưa ra một số sản phẩm chống cáu cặn cho màng RO để gửi tới khách hàng.
Chế phẩm SP – A200S10 là loại hóa chất chuyên dụng dùng cho việc sục rửa màng RO. Với thành phần chứa axit nhẹ, an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường.
- Đặc tính lý hoá:
-
Trạng thái : Chất lỏng không màu hoặc vàng nhạt.
-
Mùi : Không mùi hoặc mùi nhẹ
-
pH (dd 5%) : < 4,0
-
Khối lượng riêng, g/ml : 1,05 – 1,25
- Pha chế, vận hành:
-
Bước 1: Xả sạch nước có trong hệ thống
-
Bước 2: Bơm nước RO vào hệ thống
-
Bước 3: Bổ sung SP – A200S10 theo tỷ lệ:
-
Tỷ lệ pha, (%,w/v) : 8 (5 - 10)
-
Nhiệt độ (0C) : Nhiệt độ thường
-
Thời gian (giờ) : 4 (3 ÷ 6)
-
pH : < 4,0 (0 ÷ 4)
-
Bước 4: Ngâm, sau đó chạy tuần hoàn.
Kết luận:
Hy vọng, bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích về hệ thống lọc RO cũng như hiện tượng tắc màng RO thường xảy ra khi hệ thống hoạt động. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách tẩy cáu cặn màng RO, các bạn hãy liên hệ: 0961.324.189 để được Hoá chất Việt Quang giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.