Mạ kẽm là công đoạn không thể thiếu trong quá trình gia công sản phẩm. Có rất nhiều phương pháp mạ nhưng phổ biến nhất vẫn là mạ kẽm nhúng nóng. Tại sao phương pháp này lại được sử dụng nhiều như vậy? Liệu có phương pháp mạ nào tốt hơn mà chúng ta có thể sử dụng không? Hãy cùng hóa chất Việt Quang đi tìm đáp án cho câu hỏi này nhé!
Tại sao cần phải mạ kẽm?

Phần lớn đồ dùng bằng kim loại trong nhà, trong xưởng, hay các máy móc thiết bị dùng trong công nghiệp và y tế,.. đều được mạ kẽm. Nguyên nhân một phần do để đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng nguyên nhân chính là tăng độ bền cho vật liệu, chống mòn, chống hoen gỉ, tăng độ cứng.
Lớp xi mạ có tác dụng bảo vệ kim loại khỏi những tác động xấu của môi trường và khí hậu giúp vật dụng tránh được tình trạng rỉ sét, ố màu một cách tối đa. Và khi màu sắc cũng như độ bền của đồ dùng được duy trì dài lâu đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tiết kiệm được khoản chi phí tương đối lớn. Và như vậy, Tác dụng công nghệ xi mạ và mạ kẽm vào các ngành sản xuất và chế tạo đã đem đến cho đời sống những sản phẩm hoàn hảo với thẩm mỹ và chất lượng tuyệt vời nhất.
Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng được hình thành hành như thế nào?
Mạ kẽm nhúng nóng được biết đến lần đầu tiên vào năm 1742 bởi nhà hóa học người Pháp Melouin. Đến năm 1836, một nhà bác học khác người Pháp - Sorel đã nhận bằng sáng chế về phương pháp bảo vệ bề mặt sắt thép bởi lớp phủ kẽm bằng cách nhúng chi tiết vào bể kẽm nóng chảy sau khi đã xử lý bề mặt chi tiết bởi axit sunfuric 9% và nhúng qua Amonium Chloride.
Ở Việt Nam, đến năm 1989, công nghệ mạ kẽm nhúng nóng mới bắt đầu được nghiên cứu và đưa vào sản xuất.
Xem thêm: Top 3 loại hóa chất tẩy sơn sắt, thép được ưa chuộng nhất hiện nay.
Quy trình mạ kẽm nhúng nóng tiêu chuẩn
1. Chuẩn bị mạ kẽm nhúng nóng
- Bể mạ kẽm: Giúp quá trình mạ kẽm nhúng nóng được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn. Thông thường bể mạ kẽm được dùng bằng chất liệu thép carbon cùng các những yếu tố khác như mangan, P, S…

- Lò mạ kẽm: Lò mạ kẽm được sử dụng giúp cho nguyên liệu mạ kẽm nóng chảy nhanh hơn, đồng thời có thể tiết kiệm được nguyên liệu một cách tốt nhất. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng lò mạ kẽm là phải lắp đặt một cách đầy đủ và phân bố đều nhiệt cho bể mạ kẽm.
- Dụng cụ vận chuyển: trong đó có cầu trục với khả năng chịu trọng tải rất lớn.
- Công nghệ lò mạ kẽm nhúng nóng: Tất cả các sản phẩm mạ kẽm đều phải đạt ở nhiệt độ từ 440 đến 460 độ C.
Lưu ý: Kẽm được dùng để nung nóng thường là loại kẽm Hàn Quốc và kẽm Nhật Bản vì chúng có độ tinh khiết rất cao nên sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng nhất
2. Thực hiện mạ kẽm nhúng nóng
Quy trình mạ kẽm nhúng nóng được tiến hành theo 4 bước dưới đây:
Bước 1: Làm sạch bề mặt kim loại
Để thành phẩm có chất lượng cao nhất, trước khi tiến hành mạ kẽm nhúng nóng, cần làm sạch lớp dầu mỡ, bụi bẩn bên trên bề mặt để gia tăng độ bám dính của sản phẩm cũng như lớp mạ. Trong bước này ngoài sử dụng nước thì cần sử dụng axit hay các chất làm sạch để làm sạch bề mặt kim loại.
Bước 2: Mạ kẽm nhúng nóng
Sau khi sản phẩm cần mạ đã được làm sạch, tiến hành nhúng vào bể mạ kẽm để mạ kẽm nhúng nóng cho kim loại. Lưu ý nhúng một lúc hoàn toàn kim loại vào trong bể mạ kẽm, thời gian nhúng cũng cần được phải được căn chỉnh thật chính xác. Bởi nếu thời gian nhúng quá lâu sẽ khiến cho lớp mạ kẽm quá dày, giảm độ bám dính cũng như khiến cho sản phẩm không đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Quá trình mạ kẽm nhúng nóng phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn ASTM hoặc tiêu chuẩn tương đương, ngoài ra nhiệt độ đạt tiêu chuẩn của bể mạ kẽm là 454 độ C.
Bước 3: Làm nguội
Sau khi mạ xong, cần nhúng sản phẩm đã mạ vào bể nước tràn. Bước này giúp cho sản phẩm được bóng và đẹp nhất.
Bước 4: Kiểm tra lại thành phẩm
Sản phẩm trước khi được đưa ra thị trường, cần phải kiểm tra lại các tiêu chuẩn xem đã đạt hay chưa, độ dày đã đúng chưa, bề mặt đã đảm bảo độ bền đẹp hay chưa? Nếu chưa thì cần có các biện pháp xử lý.
Ưu điểm của phương pháp mạ kẽm nhúng nóng

- Tạo lớp bảo vệ các kết cấu kim loại trong các môi trường không khí, biển, khí công nghiệp, phục hồi các thiết bị chi tiết mài mòn làm mới bề mặt sản phẩm khi bị tác động của các yếu tố môi trường.
- Đem đến giá trị kinh tế lâu dài với hầu hết các loại thép trên thị trường, bởi trong một số trường hợp, thì chi phí mạ kẽm ban đầu cũng là ít nhất.
- Sản phẩm mạ kẽm nhúng nóng có độ bền vượt trội, có thể chống lại các va chạm trong quá trình vận chuyển ,sử dụng lớp kẽm bám bền hơn với thời gian lên đến 10 năm (do có khả năng tự lành vết thương của kim loại kẽm).
- Do sản phẩm thép được nhúng hoàn toàn trong bể kẽm nóng chảy, nên mặt trong và mặt ngoài của sản phẩm sẽ được phủ kẽm cùng một lúc.
- Không làm ảnh hưởng tới tính chất cơ học của thép, có thể áp dụng với hầu hết mọi loại sản phẩm.
- Thép đã được tôi luyện, trãi qua quá trình mạ kẽm nhúng nóng không chỉ có chi phí thấp hơn nhiều so với thép không rỉ mà còn có vòng đời dài hơn gấp nhiều lần thép không rỉ.
Kết luận
Với quy trình thực hiện không quá phức tạp cũng như những ưu điểm vượt trội mà chỉ phương pháp mạ kẽm nhúng nóng mới có được, Mạ kẽm nhúng nóng được xem là phương pháp xi mạ phổ biến nhất và ưu việt nhất hiện nay. Tuy nhiên do vấn đề chi phí, phương pháp này thường áp dụng với đối tượng là các công trình có kết cấu thép lớn như: dàn khoan dầu khí, dầm nhà thép, cửa van cống, kết cấu cột thép cao, dầm cầu, hệ thống cửa đập thuỷ điện, vỏ tàu hoặc với các chi tiết nhỏ nhưng số lượng lớn, cấu tạo phức tạp,..
Xem thêm: Mạ niken hóa học như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?