Hệ thống xử lý nước trong tháp giải nhiệt
Tác giảAdministrator
Bài viết mô tả các khái niệm cơ bản và các gợi ý trong việc quản lý chất lượng nước trong hệ thống tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt được biết đến là thiết bị quan trọng được sử dụng rộng rãi phổ biến trong ngành công nghiệp hiện nay, giúp giảm bớt nhiệt độ của máy móc trong quá trình làm việc. Tất cả lượng nhiệt của máy móc sinh ra được đưa ra bên ngoài bầu khí quyển bằng cách làm mát với sự trợ giúp của tháp giải nhiệt nước. Và hệ thống xử lý nước tháp giải nhiệt được sử dụng như thế nào hay có cấu tạo ra sao sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng Việt Quang tìm hiểu nhé.

Hệ thống xử lý nước tháp giải nhiệt là gì?

Một hệ thống xử lý nước của giải tháp nhiệt là một loạt các bước để giúp loại bỏ các tạp chất có trong nước trong quá trình hoạt động của tháp. Việc loại bỏ các cặn bã, tạp chất như vậy vô cùng quan trọng để duy trì hiệu suất làm việc cũng như tuối thọ lâu dài của tháp giải nhiệt. 

Cấu tạo của hệ thống xử lý nước tháp giải nhiệt

 Các thành phần cơ bản của hệ thống xử lý nước tháp giải nhiệt đó là:
  • Bộ lọc
  • Trao đổi ion
  • Hóa chất
  • Thiết bị giám sát tự động. 

 

Tháp giải nhiệt sử dụng nước tuần hoàn để làm mát máy làm lạnh, máy điều hòa không khí hoặc các thiết bị công nghiệp khác. Nhiệt được giải phóng vào môi trường thông qua quá trình bay hơi, do đó tháp giải nhiệt sử dụng một lượng nước đáng kể.

Hiệu suất nhiệt và tuổi thọ của hệ thống tháp giải nhiệt phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát chất lượng nước tuần hoàn.

Xem thêm:

Nước rời khỏi hệ thống tháp giải nhiệt theo một trong bốn cách sau

  • Bốc hơi: Đây chính là phương thức truyền nhiệt ra môi trường của tháp giải nhiệt
  • Cuốn trôi: theo dạng sương mù, hoặc các giọt nhỏ. Lượng nước bị cuốn trôi theo dạng này ít hơn nhiều so với dạng bốc hơi và xả đáy. Lượng nước thất thoát theo dạng này có thể ngăn chặn bằng cách sử dụng các vách ngăn hoặc thiết bị chuyên dụng.
  • Xả đáy: Khi nước bốc hơi khỏi tháp, các chất rắn hòa tan (như canxi, magiê, clorua và silica) vẫn còn trong nước tuần hoàn và sẽ tăng dần nồng độ theo thời gian.  Nếu nồng độ quá cao, chất rắn sẽ hình thành cặn trong hệ thống và gây ra các vấn đề về ăn mòn. Để giảm nồng độ chất rắn hòa tan, người ta có thể xả một phần nước trong hệ thống và thay thế bằng nước bổ sung (make-up water). Việc theo dõi và kiểm soát cẩn thận lượng xả đáy sẽ góp phần tiết kiệm nước trong hoạt động của tháp giải nhiệt.
  • Rò rỉ hoặc tràn lưu vực: Các tháp giải nhiệt nếu được vận hành đúng cách sẽ không bị rò rỉ hoặc tràn mất nước. Vì vậy cần kiểm tra các thiết bị để đảm bảo mức nước  đang được duy trì đúng mức và kiểm tra các van của hệ thống để xác định không có tổn thất nào xảy ra.






Nước bổ sung vào hệ thống sẽ là tổng của nước tổn thất theo các đường khác nhau:

Nước bổ sung = Nước bốc hơi + Nước xả đáy + Nước cuốn trôi + nước rò rỉ (nếu có)

Một thông số quan trọng được sử dụng để đánh giá hoạt động của tháp giải nhiệt gọi là “bội số cô đặc” (hay còn gọi là chu kỳ cô đặc,chu kỳ nồng độ), được xác định là tỷ số của nồng độ chất rắn hòa tan trong nước xả đáy so với nồng độ chất rắn trong nước bổ sung. Do chất rắn hòa tan đi vào hệ thống qua nước bổ sung và ra khỏi hệ thống qua quá trình xả đáy, nên bội số cô đặc cũng xấp xỉ bằng tỷ lệ giữa thể tích của nước bổ sung và nước xả đáy.

Để sử dụng nước một cách hiệu quả, bạn cần giảm thiểu lượng nước xả đáy và giảm nhu cầu nước bổ sung. Tuy nhiên điều này chỉ thực hiện được khi bạn sử dụng biện pháp xử lý nước nhằm kiểm soát chất lượng nước ổn định trong thời gian hoạt động.

Ngoài việc kiểm soát cẩn thận việc xả đáy, việc tiết kiệm nước có thể thực hiện bằng cách tái sử dụng các nguồn nước khác nhau làm nước bổ sung.  Các nguồn nước có thể tái sử dụng cho hệ thống tháp giải nhiệt bao gồm:

  • Nước ngưng của các thiết bị điều hòa không khí, thiết bị trao đổi nhiệt, đây là nguồn nước đặc biệt thích hợp do có hàm lượng khoáng thấp.
  • Nước thải đã được xử lý với điều kiện là các hóa chất tồn dư trong nước thải cần tương thích với hệ thống tháp giải nhiệt
  • Nước thải thành phố hoặc nước thải khác đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn

Vận hành và bảo dưỡng

Để duy trì hiệu quả của tháp giải nhiệt, cần phải vận hành và bảo dưỡng một cách hợp lý, các gợi ý sau sẽ giúp bạn quản lý tốt hệ thống của mình:
  • Tính toán và hiểu rõ “bội số cô đặc”, kiểm tra tỷ lệ nồng độ, tỷ lệ độ dẫn điện của nước bổ sung so với nước xả đáy. Làm việc với chuyên gia xử lý nước tuần hoàn của bạn để tối đa hóa được "chu kỳ cô đặc". Việc tăng chu kỳ cô đặc từ ba đến sáu lần sẽ giảm được 20% lượng nước bổ sung và 50% lượng nước xả đáy.
  • Giá trị của Bội số cô đặc thực tế mà hệ thống tháp giải nhiệt có thể đạt được phụ thuộc vào chất lượng nước cấp (nước bổ sung) và chế độ xử lý nước của tháp giải nhiệt. Các phương pháp xử lý điển hình là phương pháp hóa học, sử dụng các chất ức chế ăn mòn, cáu cặn và chất diệt rong rêu vi sinh vật
  • Cài đặt bộ điều khiển đo độ dẫn điện tự động để kiểm soát quá trình xả đáy. Bộ điều khiển này có thể đo độ dẫn điện liên tục của nước tuần hoàn và chỉ cho phép xả đáy khi độ dẫn điện vượt quá chỉ tiêu cho phép.
  • Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng trên đường ống nước bổ sung và đường xả đáy. Kiểm tra tỷ lệ giữa dòng bổ sung và dòng xả đáy, tỷ lệ độ dẫn điện, các tỷ lệ này phải phù hợp với các chu kỳ nồng độ. Nếu các tỷ lệ không giống nhau thì cần kiểm tra xem hệ thống có bị rò rỉ hay thất thoát khác không.
  • Ghi chép số liệu đồng hồ đo độ dẫn điện và lưu lượng thường xuyên để nhanh chóng xác định các vấn đề. Ghi lại nhật ký về lượng nước bổ sung và xả đáy, độ dẫn điện và chu kỳ nồng độ. Theo dõi các xu hướng để phát hiện sự suy giảm hiệu suất.
  • Lắp đặt thêm hệ thống lọc nước cấp, nhằm loại bỏ bớt bùn đất, bụi bẩn trước khi đưa vào hệ thống tuần hoàn
  • Lắp đặt hệ thống làm mềm nước nhằm loại bỏ độ cứng của nước. Phương pháp làm mềm nước phổ biến là dùng nhựa trao đổi ion
  • Lắp đặt mái lợp, tấm chắn ánh sáng mặt trời nhằm hạn chế rong rêu phát triển.
  • Lắp đặt hệ thống cấp hóa chất tự động với các hệ lớn hơn 100m3. Hệ thống này giúp giảm thiểu lượng hóa chất sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả chống cáu căn, ăn mòn.
  • Thực hiện bảo dưỡng hệ thống tháp giải nhiệt định kỳ, thay thế các chi tiết hỏng hóc.
  • Tìm nhà cung cấp hóa chất xử lý nước uy tín
Nếu bạn cần tư vấn về vấn đề xử lý nước trong hệ thống tháp giải nhiệt thì xin vui lòng liên hệ Ms Ngọc 0973143639