Hóa chất tẩy rửa dầu mỡ đa dạng trên thị trường ngày nay và được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp,... để hỗ trợ công việc vệ sinh may móc, thiết bị. Trong bài viết dưới đây, Hóa chất Việt Quang sẽ giúp các bạn phân loại các loại hóa chất cũng như phương pháp dùng ra sao. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Hóa chất tẩy dầu mỡ là gì?

Phân loại hóa chất tẩy dầu mỡ
Tùy vào tính chất và thành phần trong hóa chất tẩy dầu mỡ người ta phân ra làm 4 loại:- Hóa chất tẩy dầu mỡ kiềm: MC-02, MC-03, CP-20, MC-05, MC-06...:
- Hóa chất tẩy dầu mỡ acid: CS-601, CS-602, CS-606, CS-607, CS-608, CS-609...
- Hóa chất tẩy dầu mỡ trung tính: CS-600
- Hóa chất tẩy dầu mỡ dung môi: CS-605
Các phương pháp tẩy dầu trên kim loại
Tùy thuộc vào bản chất dầu mỡ và chi tiết kim loại cần được tẩy dầu mà người ta phân ra làm 5 phương pháp tẩy dầu:
-
Phương pháp lau: Phương pháp này áp dụng cho các chi tiết máy móc to, không thể tháo rời các bộ phận.
-
Phương pháp ngâm: Là phương pháp ngâm kim loại bể chứa hóa chất tẩy tẩy dầu, dưới điều kiện nhiệt độ, sục khí... để tách dầu mỡ trên bề mặt kim loại, sau đó rửa sạch lại bằng nước.
-
Phương pháp phun: Là phương pháp sử dụng dung dịch tẩy dầu không tạo bọt phun lên bề mặt kim loại dưới áp suất cao trong phòng kín. Dung dịch tẩy dầu mỡ được luân chuyển và phun bằng vòi vào phần kim loại cần làm sạch.
-
Phương pháp điện giải: Là phương pháp nối vật tẩy dầu vào cực âm hoặc cực dương của nguồn điện một chiều và dựa vào tác động thoát khí trên điện cực của quá trình điện phân để tách tạp chất. Người ta phân loại thành điện hóa catot, điện hóa anot, điện hóa kết hợp, nhưng thường dùng nhất là điện giải catot.
-
Phương pháp siêu âm: Là phương pháp ngâm kim loại vào dung môi nóng và khuấy liên tục bằng dòng diêu âm có tần số dao động từ 20 - 500 KHz. Quá trình này không chỉ tẩy dầu mà các màng oxit cũng bị bào mòn, bong ra. Sau khi kiểm tra thấy toàn bộ dầu mỡ trên bề mặt đã sạch dầu mỡ thì ngừng lại và sấy khô chi tiết.
Cách kiểm tra sau khi tẩy dầu mỡ
Sau quá trình tẩy dầu mỡ, ta có thể kiểm tra độ sạch của bề mặt chi tiết bằng cách tia nước cất lên bề mặt chi tiết, nếu bề mặt thấm ướt đều 100%, tức là khắp bề mặt chi tiết ướt đều, tạo thành một màng mỏng đều thì chất lượng tẩy dầu mỡ như thế là đạt. Nếu trên bề mặt chi tiết xuất hiện khoảng trống không thấm ướt hay đọng thành giọt chất lỏng ở một số vị trí thì cần tiến hành tẩy dầu mỡ lại.
Hotline: MS Vân: 0914 935 185
New update: 27/10/2020