Hiện nay nước cất được sử dụng rất nhiều trong y tế, công nghiệp, nông nghiệp, các ngành khoa học. Vậy Nước cất là gì? nước cất dùng để làm gì? có những loại nước cất thường dùng nào?. Các bạn hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 
 

Nước cất là nước gì?

Nước cất là nước tinh khiết thu được sau quá trình chưng cất nước. Loại nước này hoàn toàn tự nhiên, không chứa tạp chất, đạt tiêu chuẩn của ngành, tiêu chuẩn của nhà nước. Nước càng chưng cất nhiều lần thì càng tinh khiết.
 
Nước cất thường được sử dụng chủ yếu trong phòng thí nghiệm, y tế. Ngoài ra cũng được sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, các ngành khoa học.
 
nước tinh khiết
 
Nước tinh khiết
 

Phân loại nước cất

Có nhiều cách để phân loại nước cất nhưng cách phân loại phổ biến nhất là phân loại dựa theo số lần chưng cất nước. Trên thị trường có 3 loại nước cất được bán phổ biến sau: 

Nước cất 1 lần 

Là nước thu sau 1 lần chưng cất

Nước cất 2 lần

Là nước thu được sau khi mang nước chưng cất 1 lần đi chưng cất lần 2, nước cất  lần 2 này sẽ có độ tinh khiết của nước sẽ cao hơn lần 1. 

Nước cất 3 lần: 

Là nước thu được sau chưng cất 2 lần sẽ đem đi chưng cất lần 3, độ tinh khiết của nước cất 3 lần sẽ cao hơn hai lần trước đó. 
 
Các loại nước cất 1 lần, nước cất 2 lần, nước cất 3 lần đều phải được đánh giá chất lượng  đạt tiêu chuẩn hoá lý theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn nhà nước.
 

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Nước cất 1 lần

Nước cất 2 lần

Hàm lượng cặn

SiO2 mg/l ≤ 1

mg/l ≤ 0.02

Amoniac và muối amoni (NH4)

mg/l ≤ 0,05

mg/l ≤ 0,00

Sunfat (SO4)

mg/l ≤ 1

mg/l ≤ 0,4

Clrua (Cl)

mg/l ≤ 1

mg/l ≤ 0,02

Sắt (Fe)

mg/l ≤ 0,03

mg/l ≤ 0,01

Đồng (Cu)

mg/l ≤ 0,001

mg/l ≤ 0,0001

Nhôm (Al)

mg/l ≤ 0,01

mg/l ≤ 0,001

Độ cứng (Ca + Mg)

mg/l ≤ 2

mg/l ≤ 0,00

pH

5,5-6,5

5,5-6,5

Độ dẫn điện riêng

MS.cm-1 ≤ 5

MS.cm-1 ≤ 1

Tổng chất rắn hoà tan 

(TDS) ≤3

(TDS) ≤ 0,5

 
Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật nước cất 1 lần và nước cất 2 lần (TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987)
 
Từ bảng so sánh trên đây, có thể thấy rằng nước cất 2 lần có độ tinh khiết cao hơn nhiều so với nước cất 1 lần, hàm lượng tạp chất có trong nước cất 2 lần thấp hơn nhiều so với nước cất 1 lần. 
 

Quy trình sản xuất nước cất

Nước cất được sản xuất bằng cách chưng cất nước, quá trình này gọi là quá trình chưng cất. Ở điều kiện thường cho nước bay hơi sau đó ngưng tụ hơi này ở nhiệt độ lạnh ta được nước cất 1 lần. Trong quá trình chưng cất, nước được chưng cất ở lấy nước ngưng tụ đó lặp lại quá trình chưng cất ta được nước cất 2 lần. Quá trình này được lặp lại chưng cất tiếp nước ngưng tụ sẽ được nước cất 3 lần.
 
Quy trình sản xuất nước cất cụ thể như sau:
 

Bước 1: Chuẩn bị nguồn nước

 
Chọn nguồn nước tự nhiên, nước sẽ được xử lý sạch trước bằng công nghệ RO để  đảm bảo độ sạch trước khi cho vào chưng cất.
 

Bước 2: Chưng cất nước

 
Đưa nguồn nước đã qua xử lý ở bước 1 vào máy chưng cất lần 1 -> Nước thu được sau khi chưng cất chính là nước cất 1 lần. 
 
Muốn thu được nước cất lần 2 thì đưa nước cất lần 1 cần chưng cất thêm lần 2, ta sẽ thu được nước cất lần 2.
 
.Tương tự như vậy, muốn thu được nước cất lần 3 thì sẽ đưa nước lần lần 2 vào chưng cất lần 3, nước cất 3 lần sẽ được tạo ra sau 3 lần chưng cất. Nước cất lần 2 là nước hoàn toàn tinh khiết,  được loại bỏ hết các chất vô cơ, hữu cơ có trong nước
 

Bước 3: Đóng nước cất vào chai lọ, can chuyên dụng

 
Trước khi đóng được cất, tất cả các chai lọ chưa đều được vệ sinh khử trùng bằng cách sục khí Ozone, sử dụng đèn cực tím. Sau đó đóng nước cất vào chai lọ, seo kín chai nước cất bằng màng chuyên dụng để tránh vi khuẩn xâm nhập.
 

Bước 4: Kiểm định chất lượng lần cuối

 
Ở bước này chai, lọ, can đựng nước cất sẽ được đo đạc, kiểm định chất lượng lần cuối bằng máy móc chuyên nghiệp. Các chai, lọ không đảm bảo chất lượng sẽ bị loại bỏ.
 

Công đoạn 5: Hoàn thiện sản phẩm

 
Các chai, lọ, can nước cất đạt chuẩn chất lượng sẽ được chuyển đến bộ phận đóng gói, phân lô và dán nhãn và  đưa vào kho bảo quản đợi xuất kho.
 

Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản nước cất

Nước cất là nước hoàn toàn tinh khiết nên khi mua các sản phẩm nước cất mà chưa sử dụng ngay sau đó, chúng ta cần phải bảo quản sản phẩm đúng cách  và lưu ý những điều sau để không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm:
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh trực tiếp với ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với nước.
  • Nước cất phải được đóng trong  chai, lọ, can nhựa chuyên dụng đảm bảo vô khuẩn.
  • Dùng sản phẩm trong thời gian hạn sử dụng cho phép.
  • Chỉ nên sử dụng nước cất  trong 24h kể từ khi mở nắp để đảm bảo tính vô khuẩn và độ tinh khiết nguyên bản của nước cất

Ứng dụng của nước cất

Như mọi người đã biết nước cất là loại nước được dùng nhiều trong y tế và trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra cũng được dùng trong các lĩnh vực khác trong cuộc sống. 

1. Trong y tế

 
Trong y tế Nước cất 2 lần được sử dụng phổ biến nhất bởi độ sạch và độ tinh khiết vượt trội  so với các loại nước thông thường khác. Trong các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế, phòng mổ nước cất 2 lần được sử dụng như:
  • Dùng để tráng, rửa các  dụng cụ y tế trước và sau khi sử dụng.
  • Dùng để pha dung dịch trong chạy máy xét nghiệm, phòng khám
  • Dùng để điều chế và pha dung dịch thuốc
  • Dùng để sát trùng vết thương
 
Nước cất 2 lần có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực y tế
 
nước cất pha tiêm
 
Nước cất pha tiêm
 

2. Ứng dụng trong phòng thí nghiệm

 
Do có độ tinh khiết cao và không chứa tạp chất nên nước cất thường được sử dụng trong các  trong nghiên cứu, thí nghiệm và xét nghiệm. Nước cất  là một dung môi khá rẻ dùng  để hòa tan các hợp chất hóa học như:
  • Pha chế hóa chất thí nghiệm.
  • Làm dung môi cho các phản ứng sinh hóa trong phòng thí nghiệm
  • Chuẩn bị vi sinh.
  • Nuôi cấy mô.

3.  Trong công nghiệp

 
Nước cất dùng cho công nghiệp thường được sản xuất theo quy trình công nghiệp, sẽ không khắt khe như quy trình sản xuất nước cất cho y tế. Nước cất công nghiệp thường dùng để:
  • Dùng để đổ, châm sạch các loại bình ắc quy của máy móc, phương tiện động cơ điện
  • Làm mát máy móc, động cơ
  • Dùng trong nồi hơi.
  • Dùng để rửa phôi linh kiện, sản xuất các vi mạch điện tử hoặc sản xuất các thiết bị cơ khí yêu cầu độ chính xác cao.
  • Nước cất sử dụng để pha chế các loại hóa chất công nghiệp phục vụ sản xuất.

Có nên uống nước cất không?

 
Nước cất có nên uống hay không? đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người do nước cất là nước tinh khiết và không có tạp chất tuy nhiên độ tinh khiết là một trong những nguyên nhân gây bệnh và có hại cho sức khoẻ  nếu sử dụng lâu dài và  thường xuyên vì:
  • Nước cất không chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể nên nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây thiếu khoáng chất cho cơ thể. 
  • Nước cất có độ pH nhỏ hơn mức trung tính rơi vào khoảng 5.5 nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ra các hiện tượng như trào ngược, dạ dày… lâu sẽ gây ra các bệnh mãn tính như cao huyết áp….
  • Nước cất không tốt cho người bệnh, người đang giảm cân do nước cất không bổ 

Địa chỉ cung cấp nước cất ở đâu uy tín, chất lượng?

Qua bài viết trên chắc các bạn đã hiểu rõ hơn về nước cất là gì? các tiêu chuẩn, quy trình sản xuất và ứng dụng của nước cất. Nếu bạn đang có nhu cầu mua nước cất nhưng băn khoăn chưa biết nên mua ở đâu tốt. Hóa chất Việt Quang - Công ty chỉ uy tín với kinh nghiệm hơn 20 năm cung cấp nước cất ra thị trường.. Liên hệ số hotline: 0982943588 để được hỗ trợ nhanh nhất