26/08/2021 - 10:56 AM - 1.879 lượt xem
Một trong những thông số quan trọng để tính toán lượng xả đáy trong quá trình vận hành hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn là “bội số cô đặc”. Vậy Bội số cô đặc là gì, hãy cùng Việt Quang tìm hiểu nó trong bài viết dưới đây nhé
Bội cô số đặc là gì?
Nói một cách dễ hiểu, bội số cô đặc (hay còn gọi chu kỳ nồng độ, chu kỳ cô đặc, Cycle of Concentration) là số vòng lặp của nước làm mát trong hệ thống trước khi TDS tích tụ vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn và yêu cầu hệ thống xả đáy.
(Ảnh Tháp tuần hoàn nguồn internet)
Hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn dạng hở có điều kiện hoạt động cũng như đòi hỏi sự kiểm soát phức tạp hơn là hệ thống làm mát dạng kín. Đó là vì có sự tích lũy các tạp chất rắn hòa tan trong suốt quá trình hoạt động mà ở hệ thống kín không có hiện tượng này. Trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn dạng hở, một lượng nước lớn được sử dụng liên tục, vì vậy, để đảm bảo về mặt kinh tế thì lượng nước cấp bù (nước bổ sung) cần phải ở mức thấp nhất có thể.
Xem thêm: 5 ứng dụng quan trọng của kali pemanganat (thuốc tím) mà bạn nên biết?
Bội số cô đặc thể hiện giới hạn cho phép các tạp chất rắn trong nước cấp bù được cô đặc lên trong trong nước tuần hoàn của một hệ thống bay hơi. Bội số này càng cao, thì càng nhiều tạp chất trong nước bổ sung đang được cô đặc trong nước của hệ thống làm mát. Nó có thể ước tính bằng tỷ lệ giữa TDS, độ dẫn điện, hàm lượng Ca2+ hay hàm lượng Cl- giữa nước bổ sung và nước tuần hoàn.
Bội số cô đặc CC = (TDS trong nước tháp)/(TDS trong nước cấp bù)
Hoạt động theo bội số cô đặc là một cách để tối ưu hóa việc sự dụng nước và hóa chất xử lý nước, đồng thời để thích ứng với những thay đổi trong thành phần của nước cấp bù. Bội số cô đặc cao, thì giới hạn cho phép của các chất cao, điều này sẽ làm giảm lượng nước xả đáy, từ đó sẽ giảm lượng nước cấp bù và hóa chất cần cho việc xử lý.
Đối với mỗi hệ thống bay hơi, sẽ có một bội số cô đặc mục tiêu dựa trên chất lượng nước cấp bù, thiết kế và điều kiện vận hành của hệ thống đó. Khi đạt bội số cô đặc mục tiêu này thì các chất rắn hòa tan cần được thải ra ngoài thông qua chu trình xả đáy. Vì vậy việc theo dõi chất lượng nước cấp bù là rất quan trọng. Chế độ kiểm soát này rất hữu ích nếu nguồn nước cấp bù có chất lượng không ổn định.
Lượng nước xả đáy nên được kiểm soát thông qua một hệ thống đo nồng độ chất rắn tự động. Việc xả đáy bằng tay (định kỳ theo kinh nghiệm hoặc tính toán theo thời gian một cách tương đối) vẫn tương đối phổ biến, nhưng chắc chắn sẽ dần dần được thay thế bằng các thiết bị kiểm soát tự động.
Các bài viết liên quan: Quản lý nước trong hệ thống tháp giải nhiệt