Vài năm gần đây các vụ tai nạn nghiêm trọng do người tham gia giao thông có sử dụng chất kích thích, chất cấm có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt vào thời điểm mùa hè, các quán xá nhậu nhẹt lúc nào cũng chật kín bàn...Do đó, đến thời điểm này luôn cao điểm thực hiện chiến dịch kiểm tra, tuần tra, kiểm soát nồng độ cồn trên khắp cả nước.
 

1. Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn là một chỉ số đo lường cồn có trong các đồ uống như bia, rượu. Khi tham gia giao thông, theo quy định người tham gia điều khiển các phương tiện giao thông phải duy trì mức nồng độ cồn không vượt quá giới hạn cố định, vi phạm quy định này có thể dẫn đến bị xử phạt.
 
Nồng độ cồn được đo bằng số mililit ethanol nguyên chất trong 100 mililit dung dịch ở nhiệt độ 20 độ C. Nồng độ cồn hay còn gọi là nồng độ ethanol, đề cập đến lượng cồn có trong máu sau khi tiêu thụ các loại đồ uống chứa cồn như bia, rượu. Bên cạnh rượu hay bia thì còn một số loại hoa quả, thực phẩm khi chúng ta ăn vào cũng ăn vào cũng khiến cho hơi thở của chúng ta có nồng độ cồn cao hơn mức cho phép. Hãy cùng Hóa chất Việt Quang điểm tên nhé.
 
thiết bị đo nồng độ cồn
Thiết bị đo nồng độ cồn
 
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, không chỉ rượu bia là đồ uống có cồn mà còn có một số thực phẩm khác cũng gây dương tính trong hơi thở. Điển hình như nước uống hoa quả lên men, socola, thức ăn có nguồn gốc tinh bột, đường nếu bảo quản không tốt để lâu cũng có thể lên men. Một số loại thuốc siro, cảm cúm, dung dịch sát trùng miệng họng cũng có lượng cồn nhất định. Theo Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội, một số trái cây như vải, nho, xoài, dứa, sầu riêng...chứa nồng độ cồn cao hơn các loại trái cây khác. Đó là do trái cây trên chứa hàm lượng đường cao, khi ở môi trường không khí dễ lên men dẫn đến hiện tượng đường hóa rượu vừa nhanh và nồng độ cũng cao.
 

2. Một số loại thực phẩm gây tăng nồng độ cồn

 

2.1. Hoa quả chín

Các loại hoa quả chín quá mức hoặc chứa hàm lượng tinh bột cao, sau một khoảng thời gian, đường trong hoa quả sẽ chuyển hóa thành cồn, biến chúng trở thành thực phẩm chứa cồn. Ví dụ, cơm nếp, khi lên men, trở thành rượu nếp, hay nho, xoài, dâu, dứa, sầu riêng để lâu cũng vậy. Quy trình chuyển đổi này bao gồm tinh bột – đường – enzym lên men – rượu – axit.
 
Vì vậy, khi ăn những loại hoa quả chín quá mức lên men, thì thực tế chúng ta cũng đã tiêu thụ 1 lượng cồn nhất định, dù ít hay nhiều máy đo vẫn có thể phát hiện được nồng độ cồn trong khoang miệng chúng ta.
 

2.2. Thực phẩm, thức ăn khi chế biến có gia vị kèm rượu hoặc bia

Những món ăn hàng ngày mà có chút bia rượu khi chế biến cùng dù cho một lượng nhỏ như các món hấp bia, thịt bê sốt rượu...Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi thịt cá hấp với bia sẽ giữ lại khoảng 85% lượng cồn, thịt ướp thì giữ lại khoảng 70% lượng cồn, khi đun kĩ 150 phút thì lượng cồn sẽ giảm xuống còn khoảng 5% so với khi pha trộn. Do đó, khi ăn những thực phẩm này thì người ăn cũng đã hấp thụ một lượng cồn nhất định từ thức ăn.
 

2.3. Kẹo socola, thức ăn có nguồn gốc tinh bột

Chocolate nhân rượu là loại kẹo có nhân rượu mạnh trên 40 độ với hàm lượng ethanol trên 80%, chúng ta chỉ cần ăn 5, 6 viên kẹo này cũng có thể bị phạt.
 
Thức ăn có nguồn gốc tinh bột được ủ lên men như rượu nếp, bỗng rượu khi chế biến cũng hấp thụ một lượng nhất định vào cơ thể khi ăn vào.
 

2.4. Đồ uống lên men

Một số loại nước trái cây lên men như nho, vải, dứa có chứa từ 3 – 5% độ cồn etylic – tương đương độ cồn trong bia. Nước trái cây thủ công tự làm cũng có thể có cồn etylic, khi uống những loại nước này vào trong máu và có hơi thở khi dùng các thiết bị, xét nghiệm đều bị phát hiện. Bởi vì, nước trái cây ủ lên men thủ công cũng có nồng độ cồn lên đến 12%. Còn một số loại đồ uống  có cồn như nước trái cây lên men công nghiệp cũng đã có độ cồn etylic từ 3 – 5 độ.
 
thực phẩm gây tăng nồng độ cồn
Những thực phẩm làm tăng nồng độ cồn
 

3. Cách xử lý khi sử dụng thực phẩm chứa nồng độ cồn

Chúng ta cũng không nên quá lo lắng trước vấn đề chúng ra ăn phải những loại trái cây lên men hay thực phẩm có nồng độ cồn...Bởi những thực phẩm này thì nồng độ cồn không quá cao và sẽ bay hơi sau thời gian ngắn. Khi tham gia giao thông, tốt nhất các lái xe nên tránh ăn phải các thực phẩm này hoặc nếu ăn rồi thì nên súc miệng nước lọc thật kỹ, ngồi nghỉ 30 phút đến 1 tiếng để cho lượng cồn trong hơi thở tan dần dần trước khi chúng ta tham gia giao thông.
 
Hoặc chúng ta có thể uống 1 cốc trà gừng hoặc trà chanh, cà phê đều có thể làm tăng tuần hoàn máu, tăng đào thải lượng nhỏ cồn trong cơ thể cũng như hơi thở.
 
Những cách trên giúp chúng ta có thể giảm thiểu tối đa lượng cồn khi ăn phải các loại thực phẩm có thể làm tăng lượng cồn trong máu, nhưng cũng chỉ phần nào giảm mùi trong hơi thở tạm thời mà cũng chưa chắc loại bỏ được hết, bởi cồn xuất phát tử phổi. Nên khi ăn phải những sản phẩm có chứa cồn thì không nên tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh.
 

Tổng kết

Qua bài viết trên Hoá chất Việt Quang mong rằng sẽ cung cấp được thêm những kiến thức về Những thực phẩm gây tăng nồng độ cồn cho bạn đọc để áp dụng vào đời sống và tránh được những lỗi đáng tiếc xảy ra khi tham gia giao thông. Nếu cần thêm thông tin nào khác, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.