1. Dung môi hữu cơ là gì? Vai trò của dung môi hữu cơ trong nền công nghiệp

1.1. Dung môi hữu cơ là gì ?

Dung môi hữu cơ là những hợp chất hóa học có cấu trúc phân tử luôn bao gồm ít nhất 1 phân tử Cacbon và một phân tử Hiđro, những chất này thường được sử dụng để hòa tan hoặc chiết xuất. 
Dung môi hữu cơ được biết đến vào nửa cuối thế kỷ 19 từ ngành công nghiệp than đá. Dung môi hữu cơ có  khả năng hòa tan dầu, chất béo, cao su và nhựa, dung môi hữu cơ được sử dụng trong nhiều sản phẩm thương mại bao gồm sơn, vecni, sơn mài, chất kết dính, thuốc nhuộm, dệt may, dược phẩm, keo dán và chất tẩy rửa.
 
Các loại dung môi hữu cơ phổ biến nhất:
  • Dung môi Aliphatics: Đây là dung môi không phân cực. Dung môi này thường được sử dụng để chiết xuất dầu, sơn, thuốc nhuộm, dược phẩm, trùng hợp và tạo chất kết dính (VD: keo). 
  • Dung môi thơm: là dung môi thuộc loại dung môi không phân cực. Ngoài ứng dụng trong công nghiệp tạo chất kết dính, sơn, dung môi này còn được sử dụng trong mực in, trong thuốc trừ sâu… 
  • Dung môi Carbonyl: Carbonyl thuộc loại dung môi có phân cực. Được sử dụng trong chất tẩy sơn móng tay, chất tẩy rửa điện tử, bảng mạch, khử caffein và trong các chất tạo hương vị thực phẩm.
các loại dung môi
Các dạng dung môi

1.2. Phân loại dung môi

Dựa vào bản chất hóa học dung môi được phân làm 3 loại như sau:
  • Dung môi không phân cực (Nonpolar Solvents): Đây là loại dung môi có tính chất không phân cực hoặc chỉ có độ phân cực thấp. Loại dung môi này không có khả năng tương tác mạnh với các phân tử phân cực như nước. Ví dụ của các dung môi không phân cực là hexan, heptan, octan, toluen, xylene.
  • Dung môi phân cực (Polar Solvents): Đây là loại dung môi có tính chất phân cực, có khả năng tạo liên kết hidro và tương tác mạnh với các chất phân cực khác. Loại dung môi này thường hòa tan tốt các chất phân cực như các hợp chất hữu cơ có nhóm chức phân cực như hidroxit, amin, keton, este. Ví dụ của các dung môi phân cực là nước, etanol, aceton, metanol,  ethyl acetat.
  • Dung môi phân ly (Aprotic Solvents): Đây là loại dung môi không có khả năng tạo liên kết hidro. Chúng thường không có nhóm chức phân cực nhưng vẫn có thể hòa tan được các chất phân cực nhờ tương tác ion. Loại dung môi này thường được sử dụng trong các phản ứng điều chế hữu cơ. Ví dụ của các dung môi phân ly là dimetylformamid (DMF), dimetylsulfoxid (DMSO), acetonitril.

1.3. Tính chất cơ bản của dung môi hữu cơ

Dung môi hữu cơ có tính lipophilic chỉ số HLB cao, có khả năng hòa tan dầu, chất béo, nhựa cây, cao su,… nên được ứng dụng phổ biến trong sơn, lớp phủ, chất kết dính và chất tẩy rửa.
Hầu hết các dung môi hữu cơ đều dễ cháy và có mức độ dễ cháy tùy thuộc vào khả năng bay hơi của loại dung môi đó. Không khí và hơi dung môi khi hòa lẫn với nhau có thể phát nổ. Hơi dung môi nặng hơn không khí nên bị chìm xuống dưới và di chuyển với khoảng cách khá lớn mà không bị pha loãng.

1.4.  Ứng dụng của dung môi hữu cơ

Dung môi hữu cơ được ứng dụng rộng dãi trong các ngành sản xuất công nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực khác trong đời sống. Các ứng dụng phổ biến của dung môi hữu cơ bao gồm:

- Trong ngành sản xuất sơn:

Dung môi hữu cơ được sử dụng để pha loãng hoặc bổ sung thêm 1 số thuộc tính như nhanh khô, chống mốc, chống rong rêu giúp cho lớp sơn đẹp và bền màu hơn. 1 số dung môi dử dụng trong sản xuất sơn như: acetone, toluen, xylene, butyl acetate….
Dung môi pha sơn
Dung môi pha sơn

-  Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm

Dung môi hữu cơ được sử dụng để hòa tan các thành phần trong nhiều loại mỹ phẩm như kem cạo râu và kem bôi tay và cho phép chúng hoạt động hiệu quả. Ngoài ra dung môi cũng là hóa chất quan trọng giúp trong quá trình điều chế, tách chiết hoạt chất trong dược liệu, sản xuất nhiều thuốc như penicillin, aspirin, thuốc mỡ… Một số dung môi sử dụng trong ngành mỹ phẩm như etanol dùng để sản xuất nước hoa, dung môi ethyl acetate hay acetone dùng trong sản xuất sơn móng tay, tẩy trắng sơn móng tay…

- Trong ngành sản xuất mực in

Dung môi hữu cơ được sử dụng để pha loãng mực in, bổ sung các đặc tính cho mực in chữ, in màu trên báo, tạp chí, giấy, bao bì… Các dung môi hữu cơ sử dụng trong sản xuất mực in như: Ethyl acetate, Butyl carbitol, xylene….

- Một số ứng dụng khác

Dung môi hữu cơ còn được sử dụng trong sản xuất keo dán, sản xuất nhựa, cao su, tổng hợp polymer, thuốc trừ sâu…
Một số dung môi được sử dụng như 1 chất truyền nhiệt đối lưu trong động cơ xe hơi, hay được đưa vào đường truyền khí hay xăng để ngăn chặn sự  đông đá vào mùa lạnh.
Dung môi cũng được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm.

2. Những lưu ý khi sử dụng dung môi hữu cơ vào mùa hè

Đặc tính của dung môi hữu cơ là dễ bay hơi, 1 số loại lại rất dễ gây ra cháy nổ. Vào mùa hè, nhiệt độ cao dẫn đến tăng tốc độ bay hơi và khả năng gây ra cháy nổ dung môi rất cao. Đồng thời 1 số dung môi gây hại cho sức khỏe thậm chí gây ngộ độc,phá hủy nội tạng, gây ưng thư khi hít, hoặc ăn phải. Ngoài tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người khi tiếp xúc trực tiếp thì dung môi còn tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh nếu bị rò rỉ ra ngoài. Vì vậy khi sử dụng dung môi hữu cơ chúng ta cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

2.1.Thông gió và quản lý không gian làm việc

 Vào mùa hè, nhiệt độ cao dẫn đến tăng tốc độ bay hơi và khả năng gây ra cháy nổ dung môi rất cao.  Vì vậy phải đảm bảo rằng khu vực làm việc và lưu trữ hóa chất thông gió, thoáng khí. Sử dụng các thiết bị hút và quạt để tăng cường luồng không khí trong không gian làm việc và giảm nguy cơ hít phải hơi dung môi.

2.2. Ánh sáng mặt trời và ảnh hưởng của nhiệt độ

Ánh nắng mặt trời: Tránh để dung môi hữu cơ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Ánh nắng mặt trời có thể gây nóng chảy thiết bị chứa và tăng nguy cơ cháy nổ hoặc sự bay hơi nhanh của dung môi.
Nhiệt độ cao: Tránh để dung môi hữu cơ tiếp xúc với nhiệt độ cao.. Nhiệt độ cao có thể làm tăng áp suất trong phuy, thùng chứa, có thể gây cháy nổ
Vì vậy không lưu trữ và sử dụng dung môi hữu cơ ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc nơi có nền nhiệt độ cao. Không để các dụng cụ dễ gây cháy nổ, phát lửa gần dung môi.

2.3. An toàn của người lao động khi sử dụng

Đảm bảo sử dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân phù hợp khi làm việc với dung môi hữu cơ trong mùa hè. Điều này bao gồm đeo khẩu trang, kính bảo hộ, găng tay và áo bảo hộ để bảo vệ da và ngăn ngừa tiếp xúc trực tiếp với dung môi.
Kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện an toàn để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng dung môi hữu cơ

2.4. Xử lý chất thải chứa dung môi hữu cơ

Hiểm họa rất lớn ảnh hưởng đến sức khỏe là sự cố tràn hoặc rò rỉ các dung môi và ngấm vào lòng đất. Vì dung môi dễ dàng di chuyển trong một khoảng cách đáng kể, nên sự ô nhiễm đất là khó tránh khỏi. Có thể có khoảng 5000 khu vực trên toàn thế giới đã bị ô nhiễm dung môi dưới bề mặt, điều này đặc biệt nguy hại cho sức khỏe nếu tầng chứa nước bị ảnh hưởng, khiến cho cuộc sống của con người cũng bị đe dọa. 
Vì vậy chúng ta cần xử lý chất thải dung môi theo đúng quy định pháp luật. không xả thải trực tiếp chất thải chứa dung môi ra môi trường.
tổng kho dung môi việt quang
Tổng kho dung môi Hoá Chất Việt Quang

Tổng kết

Dung môi hưu cơ được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hiện nay, đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những công dụng hữu ích của nó đi kèm với những tác hại tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng và môi trường xung quanh. Vì vậy chúng ta cần tuân thủ các biện pháp an toàn lao động và khuyến cáo từ nhà sản xuất trong quá trình sử dụng dung môi.
Hóa Chất Việt Quang là một trong những đơn vị cung cấp hoá chất công nghiệp hàng đầu được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tin tưởng lựa chọn. Khi lựa Hóa chất Việt Quang bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp bởi đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng tư vấn, có chuyên môn cao.
Hoá Chất Việt Quang mong muốn rằng sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, trải nghiệm dịch vụ hài lòng và đồng thời đóng góp cho sự phát triển bền vững – vững mạnh của đất nước Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp hóa chất.
Để được Hóa Chất Việt Quang tư vấn thêm về Dung môi hữu cơ bạn hãy liên hệ ngay tới hotline để được hỗ trợ một cách nhanh nhất!
Hotline: Ms Vân 0914 935 185