Khi bão xảy ra kéo theo hệ lụy lũ lụt ngập úng nước cục bộ. Bão lớn kèm ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão gây nên thời tiết mưa kéo dài, ẩm ướt cộng với việc bão phá hủy các công trình xử lý nước thải, hệ thống thoát nước làm cho rác, phân, nước thải tồn đọng, cống rãnh tắc nghẽn, chuồng trại chăn nuôi tràn trực tiếp ra ngoài môi trường. Nguồn nước lúc này rất ô nhiễm chủ yếu do có rác thải sinh hoạt, phân, nước thải, xác động vật, cây cối, hóa chất,... bị cuốn chung vào nguồn nước. 
Do đó, việc sử dụng trực tiếp nguồn nước này để sinh hoạt rất  không đảm bảo dinh dưỡng cũng như nguy cơ dịch bệnh bùng phát khó lường.

Quy trình chung xử lý nước sinh hoạt sau bão lụt

Nguyên tắc đầu tiên là: nước rút đến đâu làm vệ sinh luôn đến đó.
Nước ăn uống, sinh hoạt được cấp từ các nguồn như: giếng khơi và giếng khoan. Vậy cần xử lý nước sau bão lụt như thế nào cho phù hợp, mời bạn cùng Hóa chất Việt Quang tham khảo tìm hiểu qua thông tin dưới đây.

1.Xử lý nước giếng khơi để ăn uống sinh hoạt

Giếng khơi dù được dùng ni lông hoặc nắp bịt kín miệng giếng thì nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng vì ni lông và nắp chỉ ngăn được rác, cặn, xác động vật vào giếng chứ không ngăn được nước bẩn tràn vào giếng.
Do đó quá trình xử lý nước giếng khơi được tiến hành theo 3 bước sau: 

Bước 1: Thau rửa giếng nước

- Khơi thông tất cả vũng nước xung quanh khu vực giếng.
- Tháo bỏ nắp và ni lông bịt miệng giếng.
- Trước khi làm trong và khử trùng nước phải tiến hàng thau vét giếng. Dùng nước giếng dội lên thành để trôi hết đất cát, bùn, rác bám trên thành giếng và sàn giếng.                                               
Đối với giếng bị ngập, nước lụt không tràn vào trong, ngoại quan nhìn  nước trong thì vẫn phải khử trùng trước khi sử dụng. Nếu điều kiện cho phép thì múc cạn và thau rửa, nếu không được thì có thể tiến hành khử trùng luôn nước trong giếng để sử dụng sinh hoạt.
Đối với trường hợp giếng vẫn còn bị ngập, lụt nước đục thì xử lý theo cách sau: 
Bắt buộc phải hành thau vét giếng. Múc cạn nước và vét hết bùn cặn, rác bẩn. Các vùng có điện hoặc máy phát điện thì dùng máy bơm điện hút cạn nước rồi thau vét giếng. 
Trong trường hợp không thể thau vét được giếng đo thì nên chọn giếng khác để xử lý tiếp. Nếu tất cả các giếng trong khu vực không thể thau vét được thì có thể áp dụng biện pháp xử lý tạm thời: sử dụng bể chứa, thùng, chum đựng nước cần xử lý rồi đánh phèn chua làm trong nước và khử trùng, dùng hết làm mẻ khác, chờ vài ngày sau mức nước xuống thì tiến hành thau rửa giếng.
Trường hợp không có phèn chua làm trong nước: làm một bể lọc cát tạm thời bằng thùng, xô, chum thể tích khoảng 20-30 lít. Đục 1 lỗ đường kính 1cm trên thành cách đáy thùng 5cm, cho một ít gạch vỡ hoặc sỏi lót ở đáy, đặt một mảnh bao tải gai lên trên rồi đổ cát dày khoảng 25-30cm. Đổ nước giếng vào, chờ tới khi có nước trong thì khử trùng.

Bước 2: Làm trong nước giếng

Sử dụng phèn chua, loại phèn thường dùng là phèn nhôm.
Hòa tan theo tỷ lệ: 1 gram phèn chua phua sử dụng với 20 lít nước, trường hợp nước đục nhiều bùn có thể tăng lượng phèn lên.
Cách làm: hòa tan hết 1 lượng phèn chua vào một gàu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gầu chìm xuống giếng nước, kéo mạnh gầu lên xuống khoảng 10 lần. Đợi khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ cho cặn lắng xuống thì tiến hành khử trùng nước.                                                 

Bước 3: Khử trùng giếng nước

Sử dụng hóa chất khử trùng: Hóa chất Cloramin B, Clorin (clorua vôi)  hoặc viên khử Aquatabs

Khử trùng lượng nước nhỏ tại hộ gia đình

Sử dụng hóa chất Cloramin B hoặc viên khử Aquatabs
Cách dùng:
- Cloramin B dạng viên: 1 viên dùng cho 25 lít nước
- Cloramin B dạng bột loại 27% Clo hoạt tính: 0,5 gram pha với 30 lít nước
- Viên khử Aquatabs: 1 viên dùng cho 20 lít nước

Khử trùng nguồn nước cấp tập thể hoặc các giếng nước dùng chung

Sử dụng: hóa chất Cloramin B dạng bột hoặc Clorin 70%, Clorin 20%.
Cách dùng: 
- Cloramin B dạng bột: pha tỷ lệ 10g hóa chất với 1m3 nước.
- Clorin 70%: pha tỷ lệ 4g hóa chất với 1m3 nước.
- Clorin 20%: pha tỷ lệ 13g hóa chất với 1m3 nước.
Múc một gàu nước hòa lượng hóa chất nói trên vào nước, phải khuấy tan cho hết. Tưới đều gầu nước này cho vào giếng. Thả gầu chìm sâu đến khoảng giữa bể, kéo mạnh gầu lên xuống khoảng 10 lần. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất vào giếng và dùng gầu khuấy đều, châm thêm đến khi nước giếng có mùi Clo thì dừng lại. Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử trùng, đợi khoảng 30 phút là có thể dùng được. 
Chú ý để sử dụng uống thì vẫn phải đun sôi nước đã khử trùng trong 10 phút mới được uống.

2. Xử lý nước giếng khoan để ăn uống sinh hoạt

Vệ sinh sàn giếng, bơm giếng trước khi tiến hành bơm bỏ nước
Bơm hết nước đục và bơm tiếp khoảng 15 phút nữa, bỏ nước đã bơm đó đi thì sau đó có thể sử dụng được.
Nguồn nước rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, Hóa chất Việt Quang hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho Quý khách, đặc biệt với đồng bào đang ở vùng bão lũ. Mưa bão đi qua để lại hậu quả rất nặng nề, Hóa chất Việt Quang xin gửi lời động viên, chúc Quý khách vượt qua mùa bão lũ an toàn.
Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp Qúy khách hàng liên hệ qua số hotline 0975 686 371