1. Giới thiệu về chất phụ gia thực phẩm

Chất phụ gia thực phẩm là các hợp chất được thêm vào thực phẩm để bảo quản, tạo màu, tạo mùi, hoặc tăng hương vị. Tuy nhiên, một số chất phụ gia có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài hoặc với liều lượng cao. Trong thực phẩm hàng ngày, có nhiều loại hóa chất được sử dụng nhằm bảo quản, tạo màu, tạo mùi, tăng hương vị... Tuy nhiên, một số hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ thường xuyên hoặc với lượng lớn.

2. Những chất phụ gia hạn chế trong thực phẩm

2.1.     Chất bảo quản độc hại

Hóa chất bảo quản giúp kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm nhưng nhiều loại có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ thường xuyên. Chất bảo quản được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm như thịt chế biến, đồ đóng hộp, bánh kẹo, nước ngọt, sữa và mì gói nhằm kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm này đều chứa chất bảo quản có hại, và nhiều loại vẫn tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm. Dưới đây là một số hóa chất bảo quản nguy hiểm cần tránh:
- Nitrat và nitrit (E250, E251, E252): những chất này thường có trong xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói, lạp xưởng. Khi vào cơ thể, nitrat có thể chuyển thành nitrosamine – một chất gây ung thư đường ruột và dạ dày.
- Butylated hydroxyanisole (BHA – E320) và Butylated Hydroxytoluene (BHT –E321) thường xuất hiện trong các sản phẩm khoai tây chiên, ngũ cốc, kẹo cao su và bơ thực vật. Tác hại của nó có thể gây rối loạn hormone, ảnh hưởng đến gan và hệ thần kinh.
- Propyl gallate (E310) có trong dầu ăn, bơ thực vật và súp đóng hộp. Tác hại có thể gây dị ứng, rối loạn hormone và nghi ngờ gây ung thư.
- Sodium benzoate (E211) và Potassium benzoate (E212) thường có trong nước ngọt, nước trái cây đóng chai, số cà chua. Khi kết hợp với vitamin C, có thể tạo ra benzene – một chất gây ung thư.
- Sulfur dioxide (E220) và sulfites ( E221-E228) có trong rượu vang, trái cây sấy khô và giấm công nghiệp. Gây kích ứng hệ hô hấp, đặc biệt nguy hiểm với người bị hen suyễn.
- Sorbates (E200-E203) có trong phô mai, nước sốt, sữa chua và nước ngọt. Sẽ gây ra dị ứng da, rối loạn tiêu hóa khi sử dụng lâu dài.
- Formaldehyde: được dùng bảo quản hải sản tươi, đậu phụ công nghiệp. Đây là chất cực độc có thể gây ưng thư, tổn thương gan và hệ thần kinh.

2.2.     Chất tạo màu nhân tạo

Chất tạo màu nhân tạo được sử dụng để làm cho thực phẩm trông bắt mắt hơn, nhưng một số loại có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số chất tạo màu còn bị cấm ở nhiều nước do liên quan đến các vấn đề sức khỏe như dị ứng, tăng động ở trẻ em và nguy cơ ung thư.

Dưới đây là các loại chất tạo màu nhân tạo phổ biến cần tránh:
- Nhóm Azo Dyes ( nhóm màu tổng hợp phổ biến) thường có trong kẹo, bánh ngọt, nước ngọt và thực phẩm đóng hộp. Nhóm chất này có thể gây dị ứng, rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Nhóm Xanthene Dyes ( Màu đỏ, hồng, tím) thường có trong thạch, sữa dâu, nước ngọt, siro trái cây. Có thể gây dị ứng da, tăng động ở trẻ và ảnh hưởng đến gan thận.
- Nhóm triphenylmethane Dyes ( Màu tím, xanh) dễ tìm thấy trong kẹo cao su, bánh kẹo, kem đánh răng có màu. Có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, rối loạn tiêu hóa.
- Chất tạo màu độc hại đã bị cấm ở nhiều quốc gia:

+  Sudan Dyes – Màu đỏ cam, bị cấm do gây ung thư

+  Rhodamine B – Màu hồng tím, có thể gây đột biến gen.

+  Metanil Yellow – Màu vàng, có thể gây tổn thương gan và thận

2.3.     Chất tạo ngọt nhân tạo

Chất tạo mùi giúp thực phẩm có hương thơm hấp dẫn, thường được dùng trong bánh kẹo, nước ngọt, sữa chua, thực phẩm chế biến.

- Chất tạo mùi bơ: có trong bỏng ngô bơ, bánh ngọt, bơ thực vật

- Chất tạo mùi vani tổng hợp: có trong bánh kẹo, sữa chua, kem, cafe hòa tan.

- Chất tạo mùi chuối: Có trong nước ngọt, bánh kem, kem

Một số chất tạo mùi nhân tạo khi hấp thụ vào cơ thể có thể gây dị ứng nhẹ, đau đầu hoặc có thể gây kích ứng dạ dày.

2.4 . Chất tăng vị, tạo mùi

Chất tăng vị giúp tăng cường hoặc thay đổi hương vị thực phẩm, thường được sử dụng trong mì gói, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.

- Monosodium Glutamate ( Bột ngọt – MSG, E621) có trong mì ăn liền, hạt nêm, snack, đồ hộp. Tác hại nó có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn ở người nhạy cảm.

- Disodium 5’ – ribonucleotide (E635) thường có trong mì ăn liền, đồ hộp, nước sốt công nghiệp. Có thế gây dị ứng da, ngứa ngáy.

2.5. Chất tạo mùi ( hương liệu nhân tạo)

Chất tạo mùi giúp thực phẩm có hương thơm hấp dẫn, thường được dùng trong bánh kẹo, nước ngọt, sữa chua, thực phẩm chế biến.

- Chất tạo mùi bơ: có trong bỏng ngô bơ, bánh ngọt, bơ thực vật

- Chất tạo mùi vani tổng hợp: có trong bánh kẹo, sữa chua, kem, cafe hòa tan.

- Chất tạo mùi chuối: Có trong nước ngọt, bánh kem, kem

Một số chất tạo mùi nhân tạo khi hấp thụ vào cơ thể có thể gây dị ứng nhẹ, đau đầu hoặc có thể gây kích ứng dạ dày.

3. Làm sao để hạn chế chất bảo quản trong thực phẩm và chế độ ăn?

 
- Ưu tiên thực phẩm tươi sống: chọn rau củ quả, thịt cá tươi thay vì thực phẩm chế biến sẵn.
 
- Đọc kỹ nhãn mác sản phẩm: tránh các sản phẩm có chứa nhiều chất bảo quản nhân tạo.
- Tự chế biến thực phẩm tại nhà: giúp kiểm soát nguyên liệu và hạn chế tiêu thụ các chất phụ gia độc hại.
- Sử dụng phương pháp bảo quản tự nhiên: Như đông lạnh, muối chua, lên men để thay thế cho các chất bảo quản hóa học.

Việc lựa chọn thực phẩm an toàn không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn góp phần xây dựng một lối sống lành mạnh. Hãy cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm đóng gói và ưu tiên các nguồn thực phẩm tự nhiên.