Hiện nay đánh bóng là một trong những phương pháp phổ biến, tiết kiệm chi phí, được ứng dụng nhiều để xử lý hoàn thiện bề mặt kim loại. Vậy đánh bóng là gì? Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến đánh bóng? Hãy cùng Hoá chất Việt Quang tìm hiểu bạn nhé!

1. Định nghĩa 

Đánh bóng được hiểu là một quá trình xử lý bề mặt kim loại thô sau gia công, tiền xử lý trước khi đưa chúng vào công đoạn xử lý hoàn thiện như: sơn, mạ, tạo màu,... Hiện nay, có một số phương pháp đánh bóng thông dụng như đánh bóng rung, đánh bóng bằng phương pháp cơ học,... Ngoài tạo ra một bề mặt sáng bóng, phương pháp này còn loại bỏ bavia, vết sần, gỉ sét,... trên bề mặt kim loại. Phương pháp này sẽ hoàn thiện cho kim loại một bề mặt sáng bóng, không bị oxy hoá theo thời gian hay môi trường khắc nghiệt.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đánh bóng rung

2.1. Loại vật liệu của chi tiết cần đánh bóng

Nguyên vật liệu được sử dụng để tạo thành chi tiết có ảnh hưởng tới quá trình đánh bóng cũng như độ bóng đạt được bởi mỗi loại vật liệu khác nhau đều có những tính chất đặc trưng riêng. Vì vậy, giữ những loại vật liệu khác nhau đòi hỏi cách đánh bóng khác nhau.
Các loại kim loại như: nhôm, đồng, sắt, thép,... với độ cứng khác nhau nên cần có mức độ tác động khác nhau để đánh bóng. Đối với những kim loại có độ cứng thấp như nhôm, đồng,... thì cần mức độ tác động thấp, còn đối với những kim loại có độ cứng cao như sắt, thép,... cần phải tăng mức độ tác động để có thể đạt hiệu quả đánh bóng cao hơn.

Hình 1: Hình ảnh thanh kim loại trước và sau khi đánh bóng

 
Khi đánh bóng trên gỗ, cần tác động với biên độ thấp để không làm hư hại đến kết cấu hay bề mặt của gỗ. 
Loại vật liệu cấu thành nên chi tiết có ảnh hưởng lớn đến phương pháp đánh bóng cũng như quá trình thực hiện đánh bóng. Vì vậy, trong đánh bóng cần xác định được vật liệu cấu thành chi tiết để lựa chọn hoá chất cũng như công nghệ đánh bóng cho phù hợp để đạt được hiệu quả đánh bóng cao.

2.2. Độ cứng của chi tiết cần đánh bóng

Độ cứng của vật liệu là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình đánh bóng rung. Nhóm vật liệu cứng yêu cầu mức độ va chạm và tốc độ rung cao trong khi  đánh bóng rung, còn đối với những loại vật liệu mềm, nên sử dụng mức độ va chạm và tốc độ rung thấp hơn.
Đánh bóng các vật liệu cứng đòi hỏi phải tăng tốc độ va chạm để có thể loại bỏ một cách hiệu quả các vết trầy xước và vết bẩn còn sót lại trên bề mặt. Nếu sự va chạm giữa các chi tiết và vật liệu đánh bóng quá ít, đánh bóng rung sẽ không hiệu quả và bề mặt vật liệu sẽ không được đánh bóng đầy đủ.

Hình 2: Một số sản phẩm của quá trình đánh bóng rung

 
Tuy nhiên, nếu sự va chạm giữa chi tiết cần đánh bóng và vật liệu đánh bóng( hạt mài,...) quá nhiều sẽ có thể làm hỏng bề mặt vật liệu và làm tăng độ mài mòn, hư hại đến máy rung, vật liệu đánh bóng. 
Do đó, trong quá trình đánh bóng rung, cần xác định và lựa chọn tốc độ đánh bóng cho phù hợp với từng loại vật liệu khác nhau để đạt được bề mặt sáng bóng, có độ hoàn thiện cao, phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật, thẩm mỹ.

2.3. Kích thước và hình dạng của sản phẩm

Kích thước và hình dạng của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến quá trình đánh bóng rung. Đánh bóng rung thường được sử dụng cho những chi tiết nhỏ. Nếu chi tiết có hình dạng phức tạp, nên sử dụng loại vật liệu, hóa chất đánh bóng rung phù hợp để đảm bảo quy trình đánh bóng kỹ lưỡng và đạt hiệu quả tốt, loại bỏ được vết xước, bụi bẩn ở góc hay khe hẹp của chi tiết.


Hình 3: Một số sản phẩm của quá trình đánh bóng rung

2.4. Tốc độ và thời gian quay của máy đánh bóng rung

Tốc độ quay của máy đánh bóng rung ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình đánh bóng rung. Nếu tốc độ quay phù hợp sẽ giúp loại bỏ hiệu quả các vết trầy xước và bụi bẩn trên bề mặt.

Hình 4: Máy đánh bóng rung

 
Nếu tốc độ quay quá thấp thì quá trình đánh bóng rung không đủ mạnh để loại bỏ các vết trầy xước và vết bẩn trên bề mặt vật liệu. Do đó, bề mặt của vật liệu không được đánh bóng hoàn toàn, vì vậy, không đạt tới độ mịn và độ bóng cần thiết.
Tuy nhiên, nếu tốc độ quay quá cao có thể làm hỏng bề mặt vật liệu và làm tăng độ hư hại cho máy rung và và vật liệu. Vì vậy, tốc độ quay phải được điều chỉnh theo đặc tính của vật liệu để tránh làm hỏng bề mặt vật liệu.
Trong quá trình sử dụng máy đánh bóng rung, cần kiểm tra và điều chỉnh tốc độ quay phù hợp để đảm bảo quá trình đánh bóng rung đạt kết quả tốt nhất.

2.5. Chất lượng vật liệu mài

Chất lượng hạt mài mòn đóng vai trò quan trọng trong quá trình đánh bóng rung vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhẵn, bóng của bề mặt vật liệu sau khi đánh bóng. Nếu sử dụng hạt mài kém chất lượng hoặc không phù hợp với vật liệu mài có thể làm hỏng bề mặt vật liệu và làm giảm hiệu suất của quy trình đánh bóng rung.


Hình 5: Hạt mài bi sắt

 
Hạt mài thường được chia thành hai loại chính: hạt mài cứng và hạt mài mềm. Các loại hạt cứng như: carborundum và oxit nhôm thường được sử dụng để đánh bóng các vật liệu cứng như kim loại. Hạt mài có độ cứng thấp như silicone thường được sử dụng để đánh bóng các vật liệu mềm: sứ và nhựa.


Hình 6: Hạt mài oxit kim loại

 
Để đảm bảo quá trình đánh bóng rung đạt hiệu quả tốt nhất, cần lựa chọn loại hạt mài phù hợp với đặc tính của vật liệu cần đánh bóng. Ngoài ra, nên lựa chọn những loại hạt mài có chất lượng tốt vì nếu hạt mài có chất lượng  kém hoặc lựa chọn hạt mài không phù hợp với vật liệu sẽ làm giảm hiệu suất của quá trình đánh bóng rung và có thể không mang lại kết quả tốt nhất.

2.6. Dung dịch đánh bóng

Dung dịch đánh bóng thường hoá chất có tính axit hoặc kiềm yếu. Chúng đem lại một số công dụng sau:
  • Giúp rửa sạch bề mặt hạt mài, chi tiết cần đánh bóng
  • Giúp quá trình đánh bóng thực hiện nhanh hơn
  • Góp phần làm phẳng các điểm nhấp nhô trên bề mặt chi tiết
  • Bảo vệ chi tiết, hạt mài, tránh bị gỉ trong quá trình đánh bóng


Hình 7: Dung dịch đánh bóng rung sắt - thép

 

Kết luận: 

Đánh bóng rung là một phương pháp hoàn thiện bề mặt sản phẩm, giúp tăng tính thẩm mỹ và giá trị sản phẩm. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến hóa chất đánh bóng rung, hãy Liên hệ 0938.735.085 ngay để được Hóa chất Việt Quang tư vấn và hỗ trợ, bạn nhé!