Dầu mỡ bám trên bề mặt kim loại là một sản phẩm tất yếu được hình thành khi kim loại trải qua quá trình gia công cơ khí. Nó cũng là nguyên nhân khiến cho bề mặt kim loại không thể có các lớp phủ khác lên được : mạ, nhuộm, cromat hóa,..Chính vì vậy, quá trình tẩy dầu hay làm sạch bề mặt để biến một chi tiết thô thành một sản phẩm hoàn thiện là rất cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Việt Quang sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp xử lý dầu mỡ bằng hóa chất sao cho hiệu quả nhất. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Tẩy dầu là gì?
Tẩy dầu là quá trình sử dụng các tác nhân (các chất hóa học; dòng điện,..) kết hợp với các điều kiện nhệt độ hay sục khí để làm tăng hiệu quả làm sạch bề mặt vật liệu.
Tại sao cần tẩy dầu?
Tẩy dầu mỡ là một công đoạn quan trọng và cần thiết trong các quá trình công nghiệp. Bước xử lý bề mặt này giúp làm sạch bề mặt của các chi tiết kim loại, nhờ đó giúp các chi tiết đạt được điều kiện tốt nhất cho các quá trình gia công tiếp theo: mạ, phôtphate hóa; crommate hóa,....
Hình ảnh thanh kim loại trước và sau khi tẩy dầu
Dầu mỡ bám trên bề mặt kim loại đơn giản có thể sinh ra khi chúng ta cầm, nắm vào chi tiết. Với bản chất kỵ nước, dầu mỡ ngăn cản các quá trình công nghệ diễn ra trên bề mặt kim loại nếu không được làm sạch.
Trong công nghiệp, ddầu mỡ bám trên bề mặt kim loại là một sản phẩm sinh ra của các quá trình gia công cơ khí. Để biến một phôi kim loại thành một chi tiết có giá trị sử dụng, người ta đưa chúng qua các máy gia công cơ. Quá trình gia công này cần sử dụng đến dầu mỡ bôi trơn, dầu cắt gọt kim loại,... để giảm ma sát, giảm nhiệt sinh ra, gây ảnh hưởng xấu đến chi tiết hay là máy móc. Cũng chính vì vậy, một chi tiết thành phẩm thường lẫn dầu và cần được làm sạch trước khi đưa vào bất cứ một quá trình công nghệ nào. Việc tẩy dầu mỡ rất quan trọng, đặc biệt là đối với những chi tiết được làm từ nhôm và sắt:
Sau quá trình gia công chế tạo, một sản phẩm chất liệu nhôm thô có thể bị dính nhiều loại dầu như: dầu bảo dưỡng, mỡ bôi trơn, dung dịch làm mát… Và không thể thiếu các màng oxit nhôm hay magie cũng có thể xuất hiện trên bề mặt phôi nhôm dưới nhiều dạng khác nhau. Các tạp chất này gây ảnh hưởng tới các công đoạn gia công tiếp theo. Vì vậy, bề mặt nhôm cần được làm sạch. Tùy thuộc vào từng trường hợp và điều kiện hiện có mà chúng ta có thể sử dụng các phương pháp làm sạch dầu mỡ khác nhau.
Sắt, thép là một chất liệu phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong quá trình công nghiệp. Sau khi trải qua quá trình gia công chế tạo, bề mặt sắt cũng có thể dính các loại dầu: dầu bảo dưỡng, dầu bôi trơn,..Nếu không được làm sạch, bề mặt này không thể được sử dụng để đưa vào các quá trình mạ, cromate, photphate, nhuộm đen,...Chính vì vậy, bước tiền xử lý bề mặt rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả các quá trình công nghệ tiếp theo.
Ngoài ra, đối với các chi tiết chưa được sử dụng ngay, người ta cung sử dụng các loại dầu chuyên dụng để bảo quản, tránh sự han gỉ, bị ăn mòn do tiếp xúc với môi trường khí quyển. Và khi đưa những chi tiết này vào sử dụng, người ta cũng cần làm sạch lại bề mặt bằng cách tẩy dầu cho chúng.
Một nguồn sinh ra dầu mỡ khác nữa là máy móc đang hoạt động. Các máy móc hoạt động liên tục trong một thời gian dài, dầu mỡ trong quá trình bôi trơn dư thừa, bụi bẩn tích tụ lại gây giảm hiệu suất hoạt động của máy móc. Vì vậy, tẩy dầu mỡ cũng rất cần thiết đối với máy móc. Việc sử dụng các chế phẩm tẩy dầu mỡ cho máy móc giúp làm sạch bề mặt, trả lại dáng vẻ ban đầu, tăng hiệu suất làm việc cho máy móc.
Các dòng tẩy dầu trên thị trường hiện nay
Hiểu được nhu cầu tẩy dầu của thị trường hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất hóa chất đã chú trọng phát triển các sản phẩm tẩy dầu, với nhiều tính năng vượt trội. Ngày nay, có thể phân các dòng hóa chất tẩy dầu thành ba loại, dựa vào thành phần của chúng.
Tẩy dầu bằng dung môi hữu cơ:
Đã từ lâu, dung môi hữu cơ được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp để tẩy dầu mỡ cho chi tiết, thiết bị, máy móc,...bởi nhiều ưu điểm vượt trội như: hiệu quả tẩy rửa cao, dễ sử dụng, không gây ăn mòn chi tiết, tốc độ bay hơi cao nên bề mặt cần tẩy sẽ tự khô, không cần phải rửa lại bằng nước. Quá trình này không phát sinh nước thải, nhờ vậy, tiết kiệm được chi phí xử lý môi trường. Tuy nhiên, cũng chính vì tốc độ bay hơi cao nên lượng tiêu hao của dung môi hữu cơ lớn. Vì vậy, trong quá trình tẩy rửa nhanh phải bổ sung hóa chất hơn. Và với tốc độ bay hơi cao nên trong khi sử dụng cần phải tuân thủ quy tắc an toàn nghiêm ngặt để tránh cho dung môi xâm nhập vào cơ thể người sử dụng. Dung môi hữu cơ tuy tẩy dầu nhanh nhưng không triệt để, trong quá trình sử dụng cần phải tẩy dầu bổ sung bằng phương pháp hóa học hay phương pháp điện hóa để có được bề mặt sạch hoàn toàn. Các loại dung môi hữu cơ thường dễ cháy, tương đối độc hại và giá thành cao.
Tẩy dầu bằng dung môi hữu cơ thường được sử dụng với các chi tiết nhỏ, phức tạp, chi tiết kim loại màu, chi tiết bị kiềm ăn mòn cần tẩy sơ bộ. Vì vậy, phương pháp này thường được ứng dụng trong sản xuất, gia công cơ khí, đặc biệt trong các thiết bị điện tử: linh kiện máy bay, ô tô, ti vi, điện thoại, tủ lạnh,...
Ngày nay, các dung môi được sử dụng phổ biến trong công nghệp có thể kể đến như Axeton (C3H6O), Toluen (C7H8), Trichloroethylene (TEC - C2HCl3), Methanol (CH4O),...

Tẩy dầu bằng dung môi Toluen
Tẩy dầu bằng phương pháp hóa học
Tẩy dầu hóa học là quá trình tác dụng, phản ứng của hóa chất với lớp dầu mỡ trên bề mặt kim loại. Quá trình này tuân theo cơ chế xà phòng hóa và nhũ hóa của dung dịch kiềm nóng đối với lớp dầu mỡ. Chất nhũ hóa hay còn được gọi là chất hoạt động bề mặt được dùng để tẩy lớp dầu mỡ không thế xà phòng hóa.
Đối với những loại dầu mỡ có thể bị xà phòng hóa, khi tác dụng với các chất tẩy dầu gốc kiềm, chúng bị xà phòng hóa thành glycerin và muối axit béo dễ tan trong nước. Do đó dầu mỡ bị tẩy đi như phản ứng sau:
Đối với những loại dầu mỡ không thể bị xà phòng hóa, có thể dùng chất nhũ hóa để tẩy. Khi tẩy dầu, chất nhũ hóa hấp phụ trên ranh giới giữa dầu và nước, làm giảm sự liên kết giữa dầu và chi tiết. Nhờ đó, những giọt dầu này có thể dễ dàng đi vào dung dịch. Chất nhũ hóa hấp phụ trên giọt dầu, làm cho những giọt dầu phân tán trong dung dịch, không tập trung bám trên chi tiết nữa. Vì vậy, chúng có hiệu quả tẩy dầu.
Dung dịch tẩy dầu mỡ gốc kiềm thường bao gồm các thành phần như : NaOH; Na2CO3; Na3PO4; Na4P2O7; Na2SiO3; chất nhũ hóa,...NaOH là chất có thể tạo phản ứng xà phòng hóa, sự có mặt của NaOH giúp nâng cao tính kiềm của dung dịch. Tuy nhiên, nếu hàm lượng kiềm quá cao có thể dẫn đến hiệu quả tẩy dầu giảm đi. Không những thế, nó còn làm oxi hóa bề mặt sắt thép, gây ăn mòn nghiêm trọng kim loại màu. Na2COO3 là thành phần chủ yếu trong dung dịch tẩy dầu nhôm, magiê, kẽm, thiếc… và hợp kim của chúng. Đây là chất có tính kiềm không quá mạnh, đồng thời là chất đệm trong quá trình tẩy dầu, giúp khống chế độ pH ổn định. Vì thế, chúng được sử dụng cho những nền kim loại nhạy cảm như nhôm.
Phương pháp tẩy dầu gốc kiềm thường được sử dụng để tẩy sạch dầu mỡ cho các chi tiết máy móc, thiết bị nhà xưởng, làm sạch các thiết bị nội thất, điều hòa nhiệt độ, điện thoại,...Các hóa chất này được sử dụng để tẩy trên rất nhiều nền vật liệu: sắt, thép, đồng,...
Đối với những chi tiết được chế tạo bằng nhôm thì phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các hóa chất tẩy dầu mỡ gốc kiềm. Nhôm là một kim loại lưỡng tính, có thể phản ứng với kiềm.Vì vậy, không được sử dụng trực tiếp các chế phẩm tẩy dầu mỡ gốc kiềm lên trên bề mặt vật liệu bằng nhôm, mà phải kết hợp chúng với các chất ức chế ăn mòn để đảm bảo vật liệu không bị hư hại.
Việt quang đã nghiên cứu và đưa vào thị trường những chế phẩm tẩy dầu gốc kiềm mang lại hiệu quả sử dụng tốt, trong đó phải kể đến chế phẩm tẩy dầu MC - 02.

Chế phẩm tẩy dầu MC-02
Đây là một chất tẩy dầu dạng bột, màu trắng đục, tan trong nước, có tính kiềm mạnh, chuyên dụng cho các bề mặt sắt thép. Cơ chế tẩy dầu theo phương pháp ngâm. Chế phẩm này mang lại hiệu quả tẩy dầu nhanh, không gây ăn mòn hay biến tính bề mặt kim loại, thân thiện với môi trường.
Tẩy dầu bằng phương pháp điện hóa

Phương pháp tẩy dầu điện hoá
Đây là phương pháp sử dụng dòng điện và các hóa chất để tẩy dầu. Phương pháp này gồm tẩy dầu anot, tẩy dầu catot, tẩy dầu kết hợp giữa anot và catot.
Tẩy dầu catot thường dùng cho các kim loại màu như : đồng, nhôm, kẽm,...Đây là những kim loại không bị giòn H2. Còn đối với những kim loại bị giòn H2 như sắt, thép, người ta dùng tẩy dầu anot. Khi quá trình tẩy dầu diễn ra, tại anot sinh ra khi O2, caot sinh ra khí H2. Các loại khí sinh ra trên bề mặt điện cực sẽ kéo theo những giọt dầu ra khỏi bề mặt kim loại, đi vào trong dung dịch. Thể tích khí H2 sinh ra trên catot lớn gấp đôi thể tích khí O2 sinh ra trên anot. Vì vậy, hiệu suất tẩy dầu catot lớn hơn so với tẩy dầu anot.
Tây dầu kết hợp anot, catot là phương pháp có hiệu quả nhất. Căn cứ vào kim loại, có thể lựa chọn đầu tiên tẩy dầu anot, sau đó tẩy dầu catot trong một thời gian ngắn và ngược lại.
Tẩy dầu điện hóa thường sử dụng dung dịch tẩy dầu tương tự như với tẩy dầu hóa học, nhưng với nồng độ loãng hơn và không có chất hoạt động bề mặt gây bọt. Quá trình này thường diễn ra ở mật độ dòng từ 10 - 15A/m2 và nhiệt độ từ 60 - 70 độ C để nâng cao hiệu quả tẩy rửa.
Việt quang đã nghiên cứu và đưa vào thị trường những chế phẩm tẩy dầu bằng phương pháp điện giải, mang lại hiệu quả sử dụng tốt, trong đó phải kể đến chế phẩm tẩy dầu CS - 604.
.
Hoá chất tẩy dầu điện giải CS-604
Hóa chất tẩy dầu điện giải CS-604: Là chế phẩm tẩy sạch dầu mỡ trên bề mặt kim loại bằng phương pháp điện giải. Hóa chất này phù hợp với chất liệu sắt, đồng và hợp kim. Đây là hóa chất tẩy các chất dầu rất hiệu quả, kể cả các vết dầu cô đặc.Trong quá trình tẩy, chỉ cần sử dụng với nồng độ thấp, dung dịch xử lý có tuổi thọ cao. Nhờ đó, tiết kiệm hóa chất và hiệu quả kinh tế cao. Hóa chất tẩy dầu này còn không gây biến tính kim loại.
Các loại tẩy dầu mỡ Hóa Chất Việt Quang hiện đang sản xuất
Công nghiệp càng ngày càng phát triển, càng nhiều các hãng sản xuất hóa chất tẩy dầu mỡ kim loại ra đời và cạnh tranh với nhau. Với khát vọng mang lại những sản phẩm chất lượng, giá cả phù hợp ra thị trường. Việt Quang luôn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, cải tiến sản phẩm của mình. Hiện nay, Chúng tôi đã và đang đưa ra thị trường rất nhiều loại chế phẩm tẩy dầu, đáp ứng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Hiểu được mong muốn của khách hàng, bên cạnh những chế phẩm tẩy dầu hiện có, Hóa Chất Việt Quang cho ra mắt thị trường chế phẩm tẩy dầu P - 100.
Với khả năng tẩy dầu hiệu quả trên đa dạng các loại chất liệu: sắt, thép, nhôm, đồng,... mà không gây ăn mòn chi tiết. Với giá thành cạnh tranh, đây là một sản phẩm đầy tiềm năng, đáp ứng được mong muốn của khách hàng.
Hoá chất tẩy dầu P100
Hóa chất tẩy dầu P100: là chế phẩm tẩy dầu mang tính kiềm nhẹ kết hợp với ức chế ăn mòn kim loại. P100 hoạt động ở nhiệt độ bình thường và hiệu quả hơn khi gia nhiệt, thích ứng với các kim loại màu như nhôm, đồng, kẽm, thiếc, sắt, thép.
Cơ chế hoạt động: Hóa chất tẩy dầu P100 hoạt động dựa trên cơ chế hòa tan và huyền phù.
Ưu điểm: Hóa chất tẩy dầu P100 vừa có tác dụng tẩy dầu vừa có tác dụng ức chế ăn mòn kim loại vì vậy nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời không gây biến tính bề mặt kim loại, thân thiện môi trường,
Đặc tính lý hóa:
- Trạng thái tồn tại: Bột, hơi ẩm
- Màu sắc: Màu trắng đục
- Khả năng tan trong nước: Có
- Tính chất: Kiềm
Pha chế:
Phương pháp : Ngâm
Hàm lượng (g/l) : 50
Nhiệt độ : 45oC
Thời gian (phút) : 15
Tiêu chuẩn làm việc
TA, (ml) : 15 (15 ÷ 30)
Nhiệt độ, (0C) : 45 (thường ÷ 55)
Thời gian ngâm, (phút) : 15 (5 ÷ 30)
Sục khí nhẹ.
Màu hơi trắng sữa, đồng nhất, không có váng dầu như (màu vàng hổ phách hoặc đen) trên bề mặt, không có cặn bùn.
Kiểm tra, phân tích và bổ sung.
- Tuỳ theo thực tế, nên đưa ra thời gian kiểm tra phù hợp, như sau:
- Kiểm tra, (lần/ngày) : 2 1 ÷ 3(vớt váng dầu thường xuyên)
- Thau cặn bể, (tháng/lần) : 1
- Thay bể mới, (tháng/lần) : 2 1 ÷ 3
- Kiểm tra bằng ngoại quan:
- Màu sắc: màu đồng nhất, trắng sữa hơi đục, màu không đỏ, đen, không có váng dầu trên bề mặt dung dịch.
- Định kỳ vét bùn, thau bể, hoặc pha bể mới.
Những lưu ý khi sử dụng hóa chất tẩy dầu P100:
- Hoá chất tẩy dầu P100 mang tính kiềm nhẹ vì vậy cần tuân thủ các nguyên tắc về an toàn lao động, vệ sinh môi trường cơ sở như găng tay cao su, kính, khẩu trang, ủng, quạt thông gió.
- Xử lý các trường hợp tai nạn:
-
Tiếp xúc vào da, tay, quần áo: thay quần áo ngay và rửa sạch dưới vòi nước 15 phút
-
Tiếp xúc qua mắt: tháo kính áp tròng, xả nhẹ nước sạch 15 phút, nghỉ ngơi, cần sự tư vấn của Bác sĩ
-
Tiếp xúc qua đường hô hấp: cần ra những chỗ thông thoáng nếu cảm thấy khó thở, lập tức thở khí oxy và đến gặp Bác sĩ
-
Tiếp xúc qua miệng: uống nhiều nước, tuyệt đối không được cho bất cứ vật gì vào họng, khi bệnh nhân ngất xỉu đến gặp Bác sĩ để cứu chữa kịp thời
- Bảo quản và tồn kho: Bảo quản trong kho nơi thoáng mát, ghi rõ nhãn mác bao bì, theo TCVN và luôn đậy kín đáo.
Ngoài ra, Việt Quang còn cung cấp rất nhiều sản phẩm tẩy dầu khác nhau, phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể:
-
Chất hoạt động bề mặt D400
-
Hóa chất tẩy dầu mỡ lau CS-606
-
Hóa chất tẩy dầu MC-06
-
Hóa chất tẩy dầu mỡ CS-607
-
Hóa chất tẩy dầu dung môi CS-605
-
Hóa chất tẩy dầu điện giải CS-604
-
Hóa chất tẩy dầu siêu âm CS-603
-
Hóa chất tẩy dầu CS-609
-
Hóa chất tẩy dầu CS-608
-
Hóa chất tẩy dầu lạnh CS-602
-
Hóa chất tẩy dầu sắt thép CS-601
-
Hóa chất tẩy dầu CS-600
-
Hóa chất tẩy dầu nhôm MC-03S
-
Hóa chất tẩy dầu phun MC-05
-
Hóa chất tẩy dầu nhôm CP-20
-
Hóa chất tẩy dầu sắt thép
-
Hóa chất tẩy dầu nhôm MC-03
Tổng kết
Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc có thể lựa chọn được những sản phẩm tẩy dầu phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về hóa chất tẩy dầu mỡ công nghiệp thì hãy liên hệ tới hotline: Ms Dịu 0902625629 để được hóa chất Việt Quang giải đáp một cách nhanh nhất.